https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/issue/feedTạp chí Truyền nhiễm Việt Nam2024-11-12T02:57:48+00:00Open Journal Systemshttps://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/385SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO CÁC VI KHUẨN GRAM ÂM VÀ GRAM DƯƠNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (2021 - 2023)2024-11-11T23:23:17+00:00Lương Thị Quỳnh Ngaluongngagangthep@gmail.comDương Văn ThanhNguyễn Thị TuyếtMục tiêu:So sánh đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (NKH) do các vi khuẩn (VK) Gram âm (GN) và Gram dương (GP). Đối tượng và phương pháp: 156 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết (NKH) có kết quả cấy máu dương tính theo tiêu chuẩn “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm” của Bộ Y tế năm 2015. Kết quả và kết luận: GN là tác nhân gây NKH chiếm tỷ lệ cao nhất là 121 (77,6%); GP chiếm tỷ lệ thấp hơn 35 (22,4%). VK GN thường gặp nhất là E. coli 63 (40,4%); K. pneumonia 28 (17,9%), VK GP thường gặp nhất là S. aureus 27 (17,3%). Bệnh nhân NKH lâm sàng có sốt rét run, ổ nhiễm trùng khởi điểm ở đường tiết niệu chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm GN so với nhóm GP, khác biệt với p = 0,0000; p = 0,006. Tỷ lệ BN NKH có ổ nhiễm trùng khởi điểm ở da, niêm mạc ở nhóm VK GP 16/35 (45,7%) cao hơn nhóm GN 7/121 (5,8%), khác biệt với p = 0,000. Số lượng bạch cầu và tiểu cầu máu ở BN NKH do VK GN thấp hơn so với VK GP, khác biệt với p = 0,029 và p = 0,019. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của procalcitonin (PCT) giữa hai nhóm bệnh nhân NKH do VK GN và GP. Giá trị trung bình CRP ở nhóm VK GP (164,23 ± 109,66 mg/L) cao hơn VK GN (121,03 ± 76,54 mg/L) có ý nghĩa thống kê với p = 0,011. Khuyến nghị:GN là tác nhân thường gặp nhất gây NKH. Bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng sốt rét run, ổ nhiễm khuẩn khởi điểm ở đường tiết niệu, số lượng tiểu cầu thấp gợi ý căn nguyên nhiễm khuẩn huyết do VK GN. Ổ nhiễm trùng khởi điểm ở da, niêm mạc gợi ý căn nguyên NKH thường gặp là VK GP 156 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết (NKH) có kết quả cấy máu dương tính theo tiêu chuẩn “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm” của Bộ Y tế năm 2015.Kết quả và kết luận:GN là tác nhân gây NKH chiếm tỷ lệ cao nhất là 121 (77,6%); GP chiếm tỷ lệ thấp hơn 35 (22,4%). VK GN thường gặp nhất là E. coli 63 (40,4%); K. pneumonia 28 (17,9%), VK GP thường gặp nhất là S. aureus 27 (17,3%). Bệnh nhân NKH lâm sàng có sốt rét run, ổ nhiễm trùng khởi điểm ở đường tiết niệu chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm GN so với nhóm GP, khác biệt với p = 0,0000; p = 0,006. Tỷ lệ BN NKH có ổ nhiễm trùng khởi điểm ở da, niêm mạc ở nhóm VK GP 16/35 (45,7%) cao hơn nhóm GN 7/121 (5,8%), khác biệt với p = 0,000. Số lượng bạch cầu và tiểu cầu máu ở BN NKH do VK GN thấp hơn so với VK GP, khác biệt với p = 0,029 và p = 0,019. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của procalcitonin (PCT) giữa hai nhóm bệnh nhân NKH do VK GN và GP. Giá trị trung bình CRP ở nhóm VK GP (164,23 ± 109,66 mg/L) cao hơn VK GN (121,03 ± 76,54 mg/L) có ý nghĩa thống kê với p = 0,011.Khuyến nghị:GN là tác nhân thường gặp nhất gây NKH. Bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng sốt rét run, ổ nhiễm khuẩn khởi điểm ở đường tiết niệu, số lượng tiểu cầu thấp gợi ý căn nguyên nhiễm khuẩn huyết do VK GN. Ổ nhiễm trùng khởi điểm ở da, niêm mạc gợi ý căn nguyên NKH thường gặp là VK GP2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 Tạp chí Truyền nhiễm Việt Namhttps://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/379MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM SOFA Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT NGƯỜI LỚN2024-11-11T17:03:30+00:00Nguyễn Thị Phương Thảontpthao.tn@huemed-univ.edu.vnPhạm Văn ĐứcNguyễn Duy BìnhTrần Xuân ChươngĐặt vấn đề: Chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trong giai đoạn sớm đóng vai trò quan trọng, giúp giảm tỷ lệ tử vong, rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân.Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị tiên lượng của thang điểm SOFA ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết người lớn.Đối tượng và phương pháp: 110 bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới và Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 01/2021 - 9/2022. Nghiên cứu cắt ngang.Kết quả: Về tiên lượng diễn biến nặng, SOFA_T0 > 4,5 cho độ nhạy 69,4% và độ đặc hiệu 76,2%; SOFA_T24 >3,5 cho độ nhạy 86,1% và độ đặc hiệu 71,4%; SOFA_T24_T0 > -0,1 cho độ nhạy 80,6 và độ đặc hiệu 52,4%. Về tiên lượng tử vong, SOFA_T0 > 2,5 cho độ nhạy 90,0% và độ đặc hiệu 45,6%; SOFA_ T24 >2,5 cho độ nhạy 90,0% và độ đặc hiệu 51,9%; SOFA_T24_T0 > -0,1 cho độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 46,8%. SOFA_T24 có giá trị tiên lượng nặng và tiên lượng tử vong tốt so với SOFA_T0, SOFA_T24_T0 và lactat_T0. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong là thời gian nằm viện, SOFA_T24 và nồng độ creatinin máu với OR lần lượt là 0,874; 2,299 và 1,009.Kết luận: SOFA_T24 có giá trị tiên lượng bệnh diễn biến nặng tốt với điểm cắt > 3,5; độ nhạy 86,1% và độ đặc hiệu 71,4%. SOFA_T24 có giá trị tiên lượng tử vong tốt với điểm cắt > 2,5; độ nhạy 90,0% và độ đặc hiệu 51,9%. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết là thời gian nằm viện, SOFA_T24 và nồng độ creatinin máu với OR lần lượt là 0,874; 2,299 và 1,009.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/380NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B TIỀM ẨN TẠI TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2024-11-11T22:44:40+00:00Lê Đình Vĩnh Phúcbsledinhvinhphuc@gmail.comNguyễn Bảo ToànNguyễn Thị Tường VyHồ Minh MẫnPhan Thanh HảiĐặt vấn đề: Theo hội nghị đồng thuận Taormina (Ý, 2008 và 2018), nhiễm siêu vi viêm gan B tiềm ẩn (occult hepatitis B virus infection - OBI) là tình trạng hiện diện HBV DNA trong tế bào gan và/hoặc HBV DNA trong huyết thanh ở người có HBsAg âm tính bằng các xét nghiệm hiện đang sử dụng. OBI có thể đưa đến viêm gan tái hoạt, xơ hóa gan và ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma - HCC) trên lâm sàng.Mục tiêu: 1- Xác định tỷ lệ OBI tại điểm nghiên cứu. 2- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân OBI.Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích trên mẫu nghiên cứu gồm 753 bệnh nhân có HBsAg âm tính và anti-HBc total dương tính được xét nghiệm HBV DNA bằng kỹ thuật phản ứng khuếch đại chuỗi (polymerase chain reaction - PCR). Kết quả: Tỷ lệ OBI tại điểm nghiên cứu là 6,4% (48/753 bệnh nhân). Tuổi trung bình OBI là 53 ± 12 tuổi, gặp chủ yếu ở nhóm tuổi ≥ 30, nam giới chiếm 47,9%, nữ giới chiếm 52,1%. Phần lớn không có triệu chứng lâm sàng (91,6%). Tỷ lệ AST/ALT (De Ritis) khác biệt không có ý nghĩa giữa nhóm < 1 và nhóm ≥ 1 (p = 0,386). Các tác động lâm sàng gặp trong nghiên cứu bao gồm mức độ xơ hóa gan ≥ F2 đánh giá theo chỉ số APRI chiếm 16,7% (8 bệnh nhân), viêm gan tái hoạt 8,4% (4 bệnh nhân) và HCC 2,1% (1 bệnh nhân).Kết luận: Cần tầm soát OBI ở nhóm bệnh nhân có HBsAg âm tính trong một số tình huống có biểu hiện xơ hóa gan, viêm gan tái hoạt hoặc HCC trên lâm sàng.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/381KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN GÂY BỆNH VÀ MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC BUÔN MA THUỘT TỪ THÁNG 3/2022 ĐẾN THÁNG 02/20242024-11-11T22:54:04+00:00Nguyễn Thu Hàntha@bmtuvietnam.comTrần Văn TuấnPhạm Thị Hồng DuyênHoàng Duy VũĐặng Thị Bảo UyênMục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp và mức độ đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu trên 964 bệnh án đủ tiêu chuẩn với 1038 chủng vi khuẩn được phân lập từ bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn có chỉ định định danh và kháng sinh đồ tự động trên máy Vitek 2 compact tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, từ tháng 3/2022 đến tháng 02/2024. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu.Kết quả: Có 6 loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp, hai tác nhân thường gặp nhất là Escherichia coli và Staphylococcus aureus với tỷ lệ 30,9% và 30,1%. Staphylococcus aureus đề kháng cao với penicillin 97,7%, clindamycin 84,1%, erythromycin 84,5%, tetracyclin 69,7%, tỷ lệ MRSA(+) là 86,2%, MRSA(+) tỷ lệ đa kháng cao hơn nhóm MRSA(-) (p < 0,001), còn nhạy vancomycin 100%, linezolid 99,6%. Escherichia coli đề kháng cao với ampicillin 92,3%, cephalosporin (61,5 - 79,2%), ciprofloxacin 84,1%, levofloxacin 94%, trimethoprim/sulfamethoxazole 70,9%, tỷ lệ ESBL(+) là 58,5%, Escherichia coli có ESBL(+) tỷ lệ đa kháng cao hơn nhóm ESBL(-) (p = 0,021), còn nhạy với nhóm carbapenem > 90%. Sự phù hợp của kháng sinh kinh nghiệm và kháng sinh đồ là 59,5%. Sử dụng kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp làm gia tăng thời gian điều trị có ý nghĩa thống kê (p = 0,026).Kết luận: Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Escherichia coli, Staphylococcus aureus. Mức độ đa kháng kháng sinh cao. Kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp làm gia tăng thời gian điều trị.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/382ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG BIẾN CHỨNG NẶNG2024-11-11T23:02:39+00:00Nguyễn Minh Tiếntiennd1@yahoo.comNguyễn Hữu NhânLê Vũ Phượng ThyNguyễn Thị Gia HạnhPhan Thanh HồngNguyễn Phước HữuMục tiêu:Mô tả các can thiệp điều trị ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng có biến chứng nặng nhập Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố trong thời gian từ tháng 5/2023 đến tháng 9/2023.Đối tượng và phương pháp:Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.Kết quả và kết luận:148 trường hợp bệnh tay chân miệng biến chứng nặng, độ 3 (74,3%), độ 4 (25,7%), tuổi trung bình là 22,4 tháng tuổi, đa số dưới 3 tuổi (90,5%) Biến chứng suy hô hấp cần giúp thở thông khí cơ học (70,3%), biến chứng tuần hoàn sốc (14,2%), cao huyết áp (35,1%). Điều trị bao gồm thở máy sớm (70,3%), hồi sức sốc theo lưu đồ, lọc máu liên tục. Thời gian điều trị trung bình tại khoa Hồi sức là 6,3 ngày, có 2 (1,4%) trường hợp tử vong trong bệnh cảnh sốc kéo dài, suy hô hấp, hôn mê.Khuyến nghị: Cần trang bị cho các bệnh viện tỉnh các phương tiện hồi sức hiện đại về hô hấp, tuần hoàn, cũng như chuyển giao các kỹ thuật nâng cao, cần thiết như thở máy, đo huyết áp xâm lấn, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung ương,.. để cứu sống nhiều hơn nữa các trường hợp bệnh tay chân miệng biến chứng nặng2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/384ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TAY CHÂN MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 20232024-11-11T23:14:08+00:00Ngô Thị Mai Phươngmaiphuong@ump.edu.vnNguyễn Trâm Thiên ÂnNguyễn Phúc HiệpVũ Duy KhangNguyễn Phan Hoàng LongTrần Võ Toàn PhươngTrần Ngọc Minh ThưNguyễn Đình QuiĐặt vấn đề: Sau đại dịch COVID-19, một vài nhà lâm sàng đã ghi nhận một số thay đổi trong tần suất mắc, biểu hiện lâm sàng và biến chứng của bệnh tay chân miệng (TCM). Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm của bệnh nhi mắc mắc TCM sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi TCM trong năm 2023.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu cắt ngang mô tả các trường hợp TCM nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2023.Kết quả:83,6% bệnh nhi mắc TCM độ 2A, 13,2% độ 1, 3% độ 2B, 0,2% độ 4. Trong quá trình điều trị, 52,4% ca chuyển từ độ 1 lên độ 2A, 38,1% ca chuyển từ độ 2A lên độ 2B, 4,8% ca chuyển từ độ 2A lên độ 4, 4,8% ca chuyển từ độ 2B lên độ 4. Độ tuổi thường mắc bệnh là dưới 60 tháng tuổi (97,1%). 2,9% bệnh nhi trên 60 tháng tuổi, tỷ lệ bệnh nhi nặng cao hơn nhóm không nặng trong nhóm tuổi này (p = 0,029). Lý do nhập viện thường gặp nhất là sốt (74,6%). Biến chứng thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (98,5%), xuất hiện nhiều nhất trong 3 ngày đầu của bệnh với triệu chứng thường gặp nhất là giật mình (95,8%) và thất điều (10,4%). 14,5% bệnh nhi có tình trạng thừa cân - béo phì. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nặng (33,3%) so với nhóm không nặng (13,5%). Có 15,7% bệnh nhân có tiểu cầu trên 400 K/µL, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).Kết luận:Lý do nhập viện phổ biến nhất là sốt 91%. Biến chứng thần kinh chiếm tỷ lệ rất cao 98,5%, Trẻ mắc bệnh trên 60 tháng có mức độ bệnh thường nặng. Trẻ thừa cân - béo phì có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn. Tiểu cầu trên 400 K/uL ở nhóm bệnh nặng cao hơn so với nhóm không nặng.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/386TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN2024-11-11T23:33:25+00:00Nguyễn Vĩnh Nghinguyenvinhnghi0607@gmail.comLê Huy ThạchTrần Ngọc ThịnhNguyễn Thái Đăng KhoaTrương Văn HộiNguyễn Huỳnh Như ÝVõ Vĩnh ChâuLê Quốc ThắngMục tiêu: Đánh giá tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.Đối tượng, vật liệu và phương pháp:Mô tả cắt ngang có phân tích. Lấy 689 mẫu nuôi cấy có các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ ngày 01/10/2022 đến ngày 30/9/2023.Kết quả: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết có 75% là vi khuẩn Gram âm. Trong đó, Escherichia coli (29,2%), Acinetobacter Baumanii (26,4%), Klebsiella pneumoniae (19,4%) ; 25 % là vi khuẩn Gram dương:Streptococcus pneumoniae (11,2%), Staphylococcus coagulase negative (8,1%), Staphylococcus aureus (5,7%). Tình hình đề kháng kháng sinh: Các vi khuẩn Gram âm đề kháng cao với tobramycin, cefoxitin, cefotaxime, bactrim, cefuroxim, ceftriaxon, ciprofloxacin, ceftazidim, levofloxacin, gentamicin, cefepim, tetracyclin; các vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus coagulase negative đề kháng với cefoxitin (100%), azithromycin (76,2%), clindamycin, oxacillin (76%), erythromycin (75,5%); Staphylococcus aureus đề kháng với penicillin (100%), erythromycin (94,9%), trime/sulfame (92,3%), azithromycin (91,9%), clindamycin (91,4%), cefoxitin (79,5%), tetracyclin (74,4%), oxacillin (73,5%); Streptococcus pneumoniae đề kháng với trimethop-sulfamethoxazol (87%), ciprofloxacin (55,7%), levofloxacin (54,9%).Kết luận:Vi khuẩn Gram âm kháng beta-lactam cao, nên xem xét điều trị với kháng sinh ban đầu là carbapenem, đặc biệt trong sốc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, tỷ lệ Staphylococcus coagulase negative tăng trong nhiễm khuẩn huyết nên nghiên cứu nhiều hơn về tác nhân này trong thời gian tới.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/387TỶ LỆ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG KLEBSIELLA PNEUMONIAE KHÁNG CARBAPENEM PHÂN LẬP Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG2024-11-12T00:20:16+00:00Nguyễn Thị Huếhuevsbg111@gmail.comDương Hồng QuânĐỗ Quốc TuấnLê Nguyễn Minh HoaMục tiêu:Xác định tỷ lệ kháng một số kháng sinh của các chủng Klebsiella pneumonaie kháng carbapenem (CRKp: Carbapenem Resistant Klebsiella pneumonaie) phân lập trên người bệnh điều trị tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bắc Giang.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 67 chủng CRKp phân lập trên người bệnh điều trị tại BVĐK tỉnh Bắc Giang từ ngày 01/1/2023 đến ngày 31/12/2023.Kết quả: Có 44,8% chủng CRKp xác định được nhóm theo Ambler bằng kiểu hình trên hệ thống định danh Phoenix M50; trong đó, tỷ lệ cao nhất là nhóm D chiếm 29,9%, nhóm B chiếm 9,0%, nhóm A chiếm 5,9%. Mẫu bệnh phẩm phân lập từ nước tiểu chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%. CRKp đề kháng rất cao với kháng sinh nhóm 1, trong đó ampicillin (98,5%), ampicillin/sulbactam (89,6%), iperacyllin/tazobactam (73,1%); kháng cephalosporin (91,0 - 97,0%), kháng quinolon (85,1 - 86,6%); tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm 2: Carbapenem 64,2% - 88,1%, cephalosporin (85,1 - 95,5%), tỷ lệ đề kháng amikacin thấp nhất với 31,3%; tỷ lệ kháng ceftazidim/avibactam (61,2%); tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm 4 từ 85,1 - 88,1%; có 10,2% CRKp kháng colistin phân bố tập chung tại nhóm D. 100% các chủng CRKp phân lập được có mức đa kháng kháng sinh trở lên, chưa gặp chủng toàn kháng.Kết luận:CRKp kháng tất cả các loại kháng sinh phiên giải cho Enterobacterales trong đó: Đề kháng cao với kháng sinh nhóm β-lactam (73,1 - 98,5%), kháng cephalosporin (85,1 - 97%), kháng carbapenem (64,2 - 88,1%); kháng quinolon (85,1 - 86,1%), đề kháng thấp với amikacin (31,3%); có 10,2% CRKp kháng colistin tập trung tại nhóm D.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/388ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG MỨC ĐỘ NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN2024-11-12T00:31:38+00:00Nguyễn Đức PhúcNguyenducphuckhoacc@gmail.comLưu Văn HậuMục tiêu:Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nặng điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 64 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nặng từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023Kết quả:Tuổi trung bình 71,1 ± 16,8; thấp nhất 23 tuổi, cao nhất 96 tuổi; nam giới 65,6%; nữ giới 34,4%. Lâm sàng: Tiền sử hút thuốc lá chiếm 46,8%. Rối loạn ý thức chiếm 10,9%; nhiệt độ ≥ 37,50C 48,5%; tần số tim ≥ 125 lần/phút 21,8%; tần số thở ≥ 30 lần/phút 31,2%; huyết áp tâm thu < 90 mmHg 23,4%; SpO2 < 90% chiếm 43,7%; ran ẩm, ran nổ 89,1%. Cận lâm sàng: Bạch cầu > 10 G/L 66,4%; bạch cầu < 4 G/L 9,3%; PCT > 10 ng/mL 30,0%, PCT từ 2 - 10 ng/mL20,0%, 0,5 ng/mL ≤ PCT < 2 ng/mL10%. Cấy đờm dương tính 35,9%; Haemophilus Influenza 56,5%; Klebsiella Pneumonia 21,7%. Phương pháp điều trị: Thở oxy 39,1%; thở máy không xâm nhập 29,7%; thở máy xâm nhập 31,2%; phối hợp aih loại kháng sinh 65,6%. Kết quả: Khỏi bệnh 68,7%, chuyển tuyến dưới 7,8%, nặng xin về 23,5%.Kết luận: Lâm sàng hay gặp sốt, mạch nhanh, huyết áp tụt, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ. Cận lâm sàng thường gặp bạch cầu tăng, procalcitonin tăng, vi khuẩn thường gặp là Haemophilus Influenza và Klebsiella Pneumonia. Điều trị thường phối hợp hai kháng sinh, tỷ lệ khỏi bệnh cao nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao,chiếm 23,5%.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/389KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT GAN THEO GIẢI PHẪU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG TỪ 6/2022 - 6/20232024-11-12T00:48:16+00:00Nguyễn Minh Trọngdrtrong81@gmail.comNguyễn Kiều HưngNguyễn Trường GiangMục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 6/2022 - 6/2023.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu các trường hợp được phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023.Kết quả:Phẫu thuật đã được thực hiện cho 43 bệnh nhân. Tuổi trung bình: 55,1 ± 12,9 tuổi; 86,04% bệnh nhân là nam giới; tỷ lệ mắc viêm gan virus (B hoặc C): 93,02%. Chỉ số AFP tăng ở 65,12% trường hợp. Kích thước khối u trung bình: 5,19 ± 2,45 cm. Cắt gan lớn chiếm 48,84%. Thời gian phẫu thuật trung bình với cắt gan lớn: 238,15 ± 58,26 phút và 202,32 ± 52,18 phút với cắt gan nhỏ; Lượng máu mất trong mổ là 395,86 ± 98,96 mL với cắt gan lớn và 296,08 ± 88,12 mLvới cắt gan nhỏ. Thời gian nằm viện trung bình: 14,2 ± 3,6 ngày. Biến chứng gặp ở 8 (18,62%) bệnh nhân bao gồm: Chảy máu (2,33%), suy gan (2,33%), tràn dịch màng phổi (6,98%), rò mật (6,98%). Có 1 trường hợp (2,33%) tử vong trong thời gian nằm viện.Kết luận:Cắt gan theo giải phẫu trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan có thể thực hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với độ an toàn cao và hiệu quả.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/390ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ MANG THAI MẮC COVID-19 NẶNG VÀ NGUY KỊCH TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG2024-11-12T01:02:20+00:00Trần Văn Quýtranquyvp1993@gmail.comNguyễn Thị ThươngNguyễn Thanh HàVũ Đình PhúMục tiêu:Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ mang thai mắc COVID-19 nặng và nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và kết quả điều trị.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 113 thai phụ được chẩn đoán COVID-19 nặng và nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 01/2020 - tháng 6/2022.Kết quả:Tuổi trung bình của thai phụ lúc nhập viện là 30,8 ± 5,7 tuổi và tuổi thai trung bình lúc nhập viện là 29,5 ± 4,7 tuần. Các triệu chứng lâm sàng của các sản phụ thường gặp là khó thở (100%), ho (77,9%) và sốt (80,5%). Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ: Đa số các thai phụ có số lượng bạch cầu bình thường (73,5%), thai phụ có biểu hiện tăng CRP chiếm 94,5%, trong đó CRP > 100 mg/L, chiếm 21,1%. Pro-calcitonin chủ yếu trong khoảng từ 0,05 - 0,5 ng/mL chiếm 63,8%. Số lượng thai phụ có biểu hiện tăng LDH và tăng ferritin, lần lượt là 53,6% và 10,2%. Đa số thai phụ có tăng IL-6, chiếm tới 77,8%. Kết quả điều trị của thai phụ: Tỷ lệ tử vong là 5,3% trong số những bệnh nặng và nguy kịch. Kết quả thai kỳ: Có 60,2% thai phụ chấm dứt thai kỳ, trong đó hầu hết sinh mổ chiếm 97%. Nguyên nhất chấm dứt thai kỳ chủ yếu do tình trạng suy hô hấp của mẹ xấu đi.Kết luận:Các thai phụ bị bệnh nặng và nguy kịch trong nghiên cứu có biểu hiện tăng đông và phản ứng viêm tăng. Tỷ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu thấp, và hơn ½ số trường hợp thai phụ chấm dứt thai kỳ.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/391NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TẾ BÀO GAN Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG NĂM 20232024-11-12T01:10:56+00:00Ngô Văn ÚtNguyễn Thị Thu ThảoThạch Trần HiếuHuỳnh Anh TuấnTrương Thái Lam Nguyênttlnguyen@ctump.edu.vnĐặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Rối loạn chức năng gan là dấu hiệu phổ biến do ảnh hưởng trực tiếp của virus Dengue trên các tế bào gan hoặc do hậu quả của rối loạn điều hòa đáp ứng miễn dịch chống lại virus Dengue. Tăng cao các enzym gan aspatat transferase (AST) và alanin transferase (ALT) là những dấu hiệu của suy chức năng gan trong sốt xuất huyết Dengue.Mục tiêu:Mô tả đặc điểm và mức độ tổn thương tế bào gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue người lớn tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2023.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ≥ 16 tuổi. Tổn thương tế bào gan được chia làm 5 mức: Mức 0 (men gan không tăng), mức 1 (enzym gan tăng < 5 lần), mức 2 (enzym gan tăng 5 đến < 10 lần), mức 3 (enzym gan tăng ≥ 10 lần), mức 4 (có bằng chứng suy gan, hội chứng gan - thận).Kết quả: Từ tháng 01/2023 đến tháng 8/2023 có 81 bệnh nhân được nghiên cứu. Tuổi trung bình: 34,08 ± 13,06 tuổi (16 - 83 tuổi), nam 62,96% và nữ 37,04%. Đặc điểm lâm sàng về gan: Xuất huyết 37,04%, chán ăn 11,11%, đau hạ sườn phải 4,94%, gan to 2,47%, rối loạn tri giác và vàng da niêm 0%. Giá trị trung vị của AST(U/L), ALT(U/L) theo ngày bệnh: ngày 1 - 2 (46,84 và 39,74), ngày 3 - 4 (97,96 và 75,59), ngày 5 - 6 (163,60 và 109,06) và ngày 7 - 8 (131,59 và 110,96). Tổn thương gan mức 1 (69,14%), mức 2 (13,58%), mức 3 (8,64%), mức 0 (8,64%) và mức 4 (0,0%). Tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết có tổn thương gan mức 1 cao hơn mức 2, mức 3 và mức (73,33%; 23,33%; 10,0% và 3,33%), p = 0,620. Tỷ lệ bệnh nhân chán ăn có tổn thương gan mức 1 cao hơn mức 2, mức 3 và mức 0 (66,67%; 22,22%; 11,11% và 0%), p = 0,679. Tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue thể nhẹ, thể có dấu hiệu cảnh báo và thể nặng có tổn thương gan mức 1 (69,09%, 65,00% và 83,33%) lần lượt cao hơn mức 2 (14,55%, 15,00% và 0%), mức 3 (5,45%,20,0% và 0%) và mức 0 (10,91%, 0% và 16,67%), p = 2,56.Kết luận: Bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue có giá trị trung vị AST và ALT lần lượt tăng dần từ ngày 1 - 2 đến ngày 5 - 6 và giảm dần từ ngày 7 - 8 của bệnh. Tổn thương tế bào gan chủ yếu ở mức 1. Chưa thấy mối tương quan về triệu chứng lâm sàng, mức độ nặng của bệnh với mức độ tổn thương tế bào gan.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/392ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WHONET ĐỂ THEO DÕI TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN THƯỜNG GẶP VÀ XÂY DỰNG PHÁC ĐỒ SỬ DỤNG KHÁNG SINH BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2020 - 20232024-11-12T01:23:09+00:00Nguyễn Sĩ Tuấntuanns@hiu.vnNguyễn Thị Ngọc AnhVõ Thị Ngọc TrinhNguyễn Thị Thùy LinhMở đầu:Hiện tại ở nhiều bệnh viện, tỷ lệ sử dụng kháng sinh khởi đầu hợp lý không cao. Do vậy, kháng sinh đồ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn. Từ những dữ liệu phân tích, có thể giúp ích trong việc xây dựng quy trình tại bệnh viện để sử dụng kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa hoặc hướng dẫn điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm. Mục tiêu:Giám sát tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp nhằm xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai.Đối tượng và phương pháp:Tất cả các chủng vi khuẩn được phân lập tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ ngày 01/7/2020 - 30/6/2023. Tổng hợp các báo cáo về tính đề kháng với kháng sinh vi khuẩn trên phần mềm WHONET.Kết quả và kết luận: Xây dựng được kháng sinh đồ tích lũy được trình bày theo nhóm vi khuẩn, khối lâm sàng và các nhóm bệnh phẩm. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính là 26,98% tổng các mẫu nuôi cấy. Năm tác nhân gây nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus aureus (23,4%), Escherichia coli (18,6%), Klebsiella pneumonia (13,3%), Acinetobacter baumannii (11,8%), Pseudomonas aeruginosa (10,4%) chiếm 77,5% tổng các phân lập. Có 34,9% bệnh nhân có thời gian chỉ định sau khi nhập viện 48 giờ. Đây là các ca nhiễm khuẩn có thể liên quan đến bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện có tỷ lệ đề kháng cao hơn nhiễm khuẩn cộng đồng với hầu các kháng sinh thử nghiệm. Riêng với kháng sinh colistin thì 2 chủng Klebsiella pneumonia, Pseudomonas aeruginosa có tỷ lệ đề kháng với kháng sinh này cao hơn lần lượt là 10% và 3%.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/393ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐÀ NẴNG2024-11-12T01:40:09+00:00Đặng Thị Quỳnh Anhquynhanh8586@gmail.comLê Quang MinhTrần Xuân ChươngĐặt vấn đề: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải gọi tắt là AIDS do HIV gây ra, làm suy giảm miễn dịch ở nguời đã trở thành đại dịch toàn cầu. Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng HIV (ARV) là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất để kiểm soát lượng virus trong cơ thể người bệnh. Người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu được điều trị ARV ngoại trú và phải điều trị suốt đời để duy trì, cải thiện sức khỏe của họ.Mục tiêu:1. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Đà Nẵng năm 2022; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích, hồi cứu hồ sơ bệnh án trên 260 bệnh nhân đang điều trị ARV tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2023.Kết quả và kết luận:82,3% là nam giới; độ tuổi trung bình 34,6 ± 10,4; Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV được đánh giá theo Bộ công cụ đánh giá đa chiều (USAID) với 03 mức độ: cao là 44,2%, trung bình là 38,2%, thấp là 17,7%. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị: Trình độ học vấn (OR = 1,5; KTC 95%: 0,8 - 2,7); Tác dụng phụ của thuốc (OR = 7; KTC 95%: 2,8 - 17,5); Tình trạng sử dụng rượu bia (OR = 2,6; KTC 95%: 1,2 - 4,1); Thời gian điều trị (OR = 2,0; KTC 95%: 1,2 - 3,5); Khó khăn khi uống thuốc (OR = 2,2; KTC 95%: 1,2 - 4,1).Khuyến nghị: Cần chú trọng công tác tư vấn cho bệnh nhân về tác dụng phụ của thuốc, sử dụng rượu bia, sử dụng các biện pháp nhắc để uống thuốc: Dùng điện thoại, đồng hồ báo thức hay người hỗ trợ nhắc nhở. Có kế hoạch mang đủ thuốc theo khi đi làm xa và sự hỗ trợ điều trị từ người nhà, bạn bè và nhóm đồng đẳng.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/394HÌNH ẢNH NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP LỚN ĐẠI TRỰC TRÀNG2024-11-12T01:53:10+00:00Trần Thanh Hàtranhabmh@gmail.comTrần Việt HùngHà Văn KimNguyễn Tất ĐạtTô Duy ThưMục tiêu: Mô tả hình ảnh nội soi và mô bệnh học của polyp đại trực tràng (ĐTT) kích thước trên 10 mm.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu cắt ngang 84 bệnh nhân tại Khoa Thăm dò chức năng và Trung tâm tiêu hóa gan mật - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2021. Thực hiện nội soi đại tràng toàn bộ, chọn tất cả các bệnh nhân có polyp kích thước lớn nhất > 10 mm để mô tả đặc điểm và tiến hành cắt toàn bộ polyp, lấy bệnh phẩm làm mô bệnh học theo tiêu chí WHO 2010.Kết quả: 89,3% polyp ở đại tràng đoạn gần với 82,1% polyp có cuống và 20,2% polyp kích thước > 20 mm. Polyp u tuyến chiếm tỷ lệ cao 84,5%, chủ yếu là polyp u tuyến ống 91,6% với 100% có loạn sản ở các mức độ khác nhau. Trong đó, 18,3% loạn sản độ cao. Chưa xác định được mối liên quan giữa kích thước, hình dạng polyp với mô bệnh học của polyp u tuyến ĐTT > 10 mm.Kết luận:Polyp ĐTT kích thước > 10 mm chủ yếu polyp u tuyến, ít có thành phần nhung mao và không liên quan đến đặc điểm vị trí, kích thước, hình dạng trên nội soi.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/395BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG GAN NHIỄM MỠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐÀN HỒI GAN THOÁNG QUA (FIBROSCAN) TẠI KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG - BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG2024-11-12T02:04:16+00:00Nguyễn Tất Đạttatdatnguyen0714@gmail.comTrần Việt HùngNguyễn Tất ThànhTrần Thanh HàĐặt vấn đề:Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan chuyển hóa (Metabolic Associated Fatty Liver Disease - MAFLD) là một thuật ngữ mới được Hiệp hội nghiên cứu về gan châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 đề xuất. Tiêu chuẩn chẩn đoán MAFLD không phụ thuộc vào lượng rượu bệnh nhân sử dụng và có thể áp dụng ở bất cứ tình huống lâm sàng nào.Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hóa (MAFLD) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu 520 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tháng 7/2024, mô tả, nghiên cứu cắt ngang.Kết quả:Tỷ lệ bệnh nhân có gan nhiễm mỡ chiếm 37,31% và tỷ lệ nhiễm MAFLD là 25,77%. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Tỷ lệ MAFLD ở nam 30,72% cao hơn so với nữ 18,69%. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân MAFLD: 43,50 ± 13,82. Chủ yếu bệnh nhân MAFLD ở độ tuổi từ 31 - 60 tuổi. Lớn nhất là 31 - 40 tuổi chiếm 28,4%. Tỷ lệ bệnh nhân viêm gan virus B được chẩn đoán MAFLD là 24%, tỷ lệ bệnh nhân viêm gan C được chẩn đoán MAFLD là 13%, tỷ lệ bệnh nhân không nhiễm viêm gan virus được chẩn đoán MAFLD là 32%. Bệnh nhân MAFLD bị viêm gan B chiếm 63% cao gần gấp đôi nhóm không nhiễm virus 34%. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán MAFLD có mắc viêm gan C và viêm gan A thấp chỉ 1%. Chỉ số BMI trung bình của nhóm bệnh nhân MAFLD là 24,99 ± 2,42. Bệnh nhân được chẩn đoán MAFLD có tình trạng thừa cân BMI ≥ 23 chiếm tỷ lệ 97%.Kết luận: Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hóa (MAFLD) ở người Việt Nam qua nghiên cứu trên là: 25,77% thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của thế giới (38,77%) và châu Á (36,31%) và gần tương đương với khu vực châu Á - Thái Bình Dương (29,62%).2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/396ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA BẰNG KỸ THUẬT THẮT VÒNG CAO SU TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG2024-11-12T02:25:32+00:00Nguyễn Quốc ViệtNguyễn Thị ThảoHà Văn KimTrần Thanh HàĐặt vấn đề:Xơ gan là một bệnh lý mạn tính thường gặp do nhiều nguyên nhân. Thắt giãn tĩnh mạch bằng vòng cao su là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (ALTMC). Từ tháng 7/2023 - 7/2024, chúng tôi đã thắt tĩnh mạch thực quản (TMTQ) và tĩnh mạch phình vị cho 90 bệnh nhân xơ gan.Mục tiêu:Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân XHTH do tăng ALTMC bằng phương pháp nội soi thắt vòng cao su.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 90 bệnh nhân điều trị thắt búi giãn tĩnh mạch bằng vòng cao su, mô tả, nghiên cứu hồi cứu.Kết quả: Nam giới chiếm nhiều hơn nữ giới (7/1); Nhiễm virus viêm gan B và lạm dụng rượu (82%) là hai yếu tố nguy cơ hay gặp ở bệnh nhân xơ gan. Số bệnh nhân xơ gan giai đoạn Child B + Child C chiếm 67,8%; Vị trí thắt tĩnh mạch thực quản chiếm số lượng lớn hơn (93,3%). Tỷ lệ cầm máu thành công đạt 95,6%. Đau ngực (18,9%) là biến chứng hay gặp sau thắt TMTQ. Kết luận: Thắt TMTQ bằng vòng cao su qua nội soi là phương pháp điều trị có hiệu quả, ít biến chứng, vì vậy cần tiến hành thực hiện khi có chỉ định giúp nâng cao hiệu quả.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/397TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN KIỂU GEN iceA, cagA, vacA CỦA HELICOBACTER PYLORI VÀ MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY2024-11-12T02:32:57+00:00Hà Văn KimTrần Việt HùngHungnoisoibm@gmail.comTrần Thanh HàTrần Văn PhúĐặt vấn đề: Sự kết hợp giữa vi khuẩn H. pylori và ung thư dạ dày (UTDD) cùng với sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm trên toàn thế giới, cho thấy sự cấp thiết của việc tìm ra các chiến lược phòng ngừa bệnh. Việt Nam hiện nay là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm H. pylori cao. Gen cagA, vacA được đặc biệt chú ý trong UTDD. Hiện nay, ở nước ta chỉ mới có một số nghiên cứu làm sáng tỏ một phần mối liên quan chủng H. pylori có cagA, vacA ở bệnh nhân UTDD. Tuy nhiên, cho đến nay còn ít nghiên cứu đề cập đến việc phân tích biểu lộ gen iceA liên quan với các gen cagA, vacA của H. pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày.Mục tiêu:Tìm hiểu mối liên quan kiểu gen iceA, cagA, vacA của H. pylori và mô bệnh học ở bệnh nhân (BN) ung thư dạ dày.Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu: Gồm 91 bệnh nhân UTDD (nhóm bệnh) và 92 bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính (nhóm chứng), được chọn trong số những người đã đến nội soi dạ dày và được chỉ định sinh thiết niêm mạc dạ dày để chẩn đoán xác định tại Khoa Thăm dò chức năng.Kết quả: Các bệnh nhân UTDD có hình ảnh mô bệnh học (MBH) biệt hóa kém chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm cagA và vacA dương tính là 55,4% và 54,5%. Không có sự khác biệt các kiểu gen iceA1 và iceA2 giữa thể tuyến ống và thể tế bào nhẫn ở bệnh nhân UTDD với p > 0,05. Không có thể MBH tuyến chế nhày có H. pylori mang gene iceA. Kiểu gen iceA1 chiếm 54% ở nhóm MBH UTDD biệt hóa kém, 32% ở nhóm biệt hóa vừa. Kiểu gen iceA2 chiếm 50% ở nhóm biệt hóa kém và 40% ở nhóm biệt hóa vừa. Sự khác biệt giữa các kiểu gen A1 và A2 ở các nhóm MBH trên bệnh nhân UTDD ở nhóm biệt hóa vừa và kém có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.Kết luận:Không có mối liên quan giữa các týp cagA, vacA; các kiểu gen với các đặc điểm mô bệnh học của ung thư dạ dày theo WHO năm 2010. Sự khác biệt giữa các kiểu gen iceA1 và iceA2 ở các bệnh nhân ung thư dạ dày ở nhóm biệt hóa vừa và kém có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/398NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN XƠ HÓA GAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐÀN HỒI GAN THOÁNG QUA Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN TÍNH2024-11-12T02:46:29+00:00Trần Thanh HàTô Duy ThưDrthunhtd@gmail.comNguyễn Quốc ViệtNguyễn Thị ThảoMục tiêu:Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phương pháp đo đàn hồi gan thoáng qua (Fibroscan) ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và giá trị đo đàn hồi gan với siêu âm đàn hồi mô.Phương pháp nghiên cứu:Mô tả cắt ngang 268 bệnh nhân viêm gan B mạn tính đến khám tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, được đánh giá mức độ xơ hóa bằng máy đo đàn hồi Fibroscan trong tháng 6/2024.Kết quả và kết luận: Bệnh viêm gan ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nam và nữ tương đương nhau, không ảnh hưởng tới tình trạng thừa cân, béo phì. Hình ảnh tổn thương nhu mô gan trên siêu âm hầu hết ở giai đoạn sớm (75,5%), và giai đoạn nhu mô gan thô (15,4%), giai đoạn xơ gan chiếm tỷ lệ không cao (9,1%). Giai đoạn xơ hóa gan trên đo đàn hồi nhu mô gan thoáng qua cũng gặp chủ yếu ở giai đoạn sớm F0 - F1 (80%), các giai đạo F2 → F4 chiếm tỷ lệ thấp (6,8%). Xơ hóa gan tăng lên ở bệnh nhân có tình trạng viêm gan cấp và có lượng virus đang nhân lên, đặc biệt có bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp kèm theo. Độ xơ hóa gan có giảm ở bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc kháng virus.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/399MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI NĂM 20222024-11-12T02:57:48+00:00Lê Văn Họchocnhanai@gmail.comHồ Thị HiềnTrần Kim AnhNguyễn Đức LongMục tiêu:Phân tích một số yếu tố chính ảnh hưởng ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái năm 2022.Đối tượng và phương pháp: Đại diện người nhiễm HIV/AIDS tại 04 khoa điều trị nội trú Bệnh viện Nhân Ái, người nhà đại diện tại 04 khoa, NVYT đại diện 04 khoa và lãnh đạo bệnh viện. Nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn.Kết quả và kết luận: 3 nhóm yếu tố chính chính ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái: Nhóm yếu tố thuộc về quá trình điều trị: Đa số người nhiễm HIV/ AIDS tại bệnh viện mắc nhiều bệnh lý kèm theo. Nhóm yếu tố thuộc về gia đình: Đa phần người nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện không được gia đình động viên, hỗ trợ trong cuộc sống. Nhóm yếu tố thuộc về bệnh viện: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong chăm sóc người nhiễm HIV đầy đủ. Đa số người bệnh có bảo hiểm y tế, quan tâm của lãnh đạo bệnh viện đối với công tác quản lý cũng như cập nhật kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ. Các yếu tố anh hưởng nhu cầu chăm sóc người nhiễm HIV là: Nhóm yếu tố thuộc về quá trình điều trị, nhóm yếu tố thuộc về gia đình và nhóm yếu tố thuộc về bệnh viện.2024-11-12T00:00:00+00:00Copyright (c) 2024