Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid Hội Truyền nhiễm Việt Nam vi-VN Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam 0866-7829 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP MỔ ĐẺ CẤP CỨU Ở SẢN PHỤ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/341 Sốt xuất huyết Dengue (DHF) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Ước tính có 500.000 ca nhập viện điều trị hàng năm. Việt Nam đã thành công kiểm soát tỷ lệ tử vong dưới 1/1.000. Sốt xuất huyết trong thai kỳ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng và làm tăng nguy cơ băng huyết, sinh non, thiểu ối, tử vong thai nhi và giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chúng tôi đã thành công mổ lấy thai cho bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo, thai tuần 35 chuyển dạ với tiểu cầu rất thấp. Tóm tắt ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ 28 tuổi. Hà Nội. Nhập viện với chẩn đoán thai lần đầu tuần 35 (para 0000)/sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh bảo. Biểu hiện: Sốt; tiền sản giật cách 5 ngày. Xét nghiệm: GOT: 560U/l; GPT: 133 U/l, CRP 153,1 mg/l, NS1 (+), IgM(-), IgG(-), TC 10 x109/L. Rotem: Giảm đông do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu với lý do chuyển dạ sớm, đẻ sớm/thai 35 tuần chuyển dạ đẻ non lần 1/tiền sản giật/sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo. Hậu phẫu ngày thứ 1 có biểu hiệu chảy máu vết mổ và mổ lại cầm máu. Bệnh nhân được hội chẩn liên viện, đa chuyên ngành và ổn định, ra viện sau gần 1 tháng điều trị tích cực. Nguyễn Minh Trọng Nguyễn Thị Thu Hà Phạm Văn Phúc Phạm Ngọc Thạch Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 2 6 10.59873/vjid.v1i45.341 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ACINETOBACTER SPP. VÀ PSEUDOMONAS SPP. TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN NĂM 2023 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/342 Đặt vấn đề: Acinetobacter spp., Pseudomonas spp. là những vi khuẩn có kháng kháng sinh cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các nhiễm khuẩn bệnh viện.Mục tiêu: Đánh giá kháng kháng sinh của Acinetobacter spp. và Pseudomonas spp. phân lập được từ các bệnh phẩm trong năm 2023 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.Đối tượng và phương pháp:Mô tả cắt ngang có phân tích. Lấy 109 mẫu nuôi cấy có các chủng vi khuẩn Acinetobacter spp., Pseudomonas spp. phân lập được tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ ngày 01/10/2022 đến ngày 30/9/2023.Kết quả và kết luận: Bệnh phẩm phân lập được Acinetobacter spp. nhiều nhất là: Đờm (70,4%), và Pseudomonas spp. là: Đờm (27,3%). Acinetobacter spp. phân lập được ở nam giới là 66,3%, ở nữ giới là 33,7% và Pseudomonas spp. phân lập được ở nam giới là 72,7%, ở nữ giới là 27,3%; số lượng người ở các độ tuổi có Acinetobacter spp. phân lập được nhiều nhất ở độ tuổi 50 đến 70 (40,8%) và Pseudomonas spp. phân lập được nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 49 (36,4%). Acinetobacter spp. thể hiện tính kháng thuốc cao hơn Pseudomonas spp. Các kháng sinh như ceftriaxon, ceftazidim, cefepim, gentamicin, ciprofloxacin đều bị kháng lên tới hơn 80%. Tỷ lệ kháng imipenem và meropenem gần nhau tương đương khoảng 70%. Phát hiện một số chủng kháng colistin. Pseudomonas spp. còn khá nhạy với cefepim, ciprofloxacin, meropenem, amikacin, ceftazidim với tỷ lệ lần lượt: 85,7%; 77,8%; 72,8%, 71,4%. Nguyễn Vĩnh Nghi Lê Huy Thạch Nguyễn Quang Trung Nguyễn Huỳnh Như Ý Trương Văn Hội Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 7 11 10.59873/vjid.v1i45.342 NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ARV BẬC 1 Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐỒNG NHIỄM HIV/HBV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/343 Đặt vấn đề: Đồng nhiễm HBV với HIV là tình trạng đồng nhiễm khá phổ biến. Đồng nhiễm HBV/HIV có thể có tổn thương gan nhiều hơn, diễn tiến bệnh nặng hơn. Nghiên cứu về những hiệu quả điều trị đồng nhiễm HIV/HBV là rất cần thiết.Mục tiêu:Đánh giá kết quả điều trị ARV bậc 1 của nhóm bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HBV tại một số quận ở TP. Hồ Chí Minh.Đối tượng và phương pháp:69 bệnh nhân HIV/AIDS từ 18 tuổi trở lên có đồng nhiễm với HBV, đang điều trị tại một số phòng khám ngoại trú (OPC) ở 4 quận.Kết quả: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HBV: Tuổi mắc bệnh 31,2 ± 8,9 tuổi. Bệnh nhân nam chiếm 95,7%, nữ là 4,3%. 5,8% bệnh nhân có triệu chứng nấm họng, 4,3% có sút cân. CD4 trung bình vào viện là 347,58 ± 225,47 tế bào/ mm3. Tải lượng HBV DNA trung bình là 4,46 ± 1,84 log10 (copies/ml). AST trung bình là 37,36 ± 21,11 U/L; ALT trung bình (39,19 ± 20,82 U/L). Kết quả điều trị: Sau 12 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có CD4 < 200 (tế bào/mm3) từ 23,2% trước điều trị giảm xuống 10,1% sau 6 tháng và 7,9% sau 12 tháng. Sau 12 tháng, 89,5% bệnh nhân có tải lượng HIV RNA dưới ngưỡng ức chế. 84,2% và 76,3% có enzym AST và ALT trở về giá trị bình thường, tỷ lệ HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện là 86,8%.Kết luận: Bệnh nhân nam chiếm 95,7%, nữ 4,3%. Tải lượng HBV DNA trung bình là 4,46 ± 1,84 log10 (copies/ml). Sau 12 tháng, 89,5% bệnh nhân có tải lượng HIV RNA dưới ngưỡng. 84,2% và 76,3% có AST và ALT trở về giá trị bình thường, tỷ lệ HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện là 86,8%. Trần Xuân Chương Quách Kim Ưng Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 12 19 10.59873/vjid.v1i45.343 NGUYÊN NHÂN BỎ TRỊ, ĐẶC ĐIỂM BÙNG PHÁT VI RÚT VÀ KẾT QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN BỎ TRỊ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG (2018 - 2023) https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/344 Mục tiêu:Mô tả nguyên nhân bỏ trị, đặc điểm bùng phát vi rút và kết quả sau điều trị của bệnh nhân viêm gan B sau bỏ trị.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 336 bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính đã uống thuốc Nucleos(t)ide analogue (NA), bệnh nhân không tuân thủ hướng dẫn điều trị, ngừng thuốc NA.Kết quả và kết luận:Thuốc kháng vi rút đã dùng trước khi bỏ trị: 54,2% là TDF, 14,9% là ETV, 4,5% là TAF, không rõ là 26,1%. Thời gian điều trị trung vị là 24 tháng. Nguyên nhân ngừng thuốc là: Chức năng gan tốt lên 7,1%, có thai 1,2%, không mua được thuốc do COVID-19 là 3%, không hiểu về liệu trình điều trị là 21,7%, dùng thuốc nam 1,2%, không khai thác được nguyên nhân là 64,9%. Bệnh nhân dừng thuốc trên 12 tháng chiếm 32,8%. Tải lượng vi rút HBV DNA tăng trên 10^6 copies/ml ở bệnh nhân dừng < 6 tháng chiếm 55,2%, ở bệnh nhân dừng trên 12 tháng chiếm 32,2%, ở bệnh nhân dừng từ 6 - 12 tháng chiếm 12,6%. Điều trị: Số bệnh nhân được lọc huyết tương là 11 bệnh nhân (3,3%), diễn biến điều trị nặng lên chiếm 3,6%. Nguyễn Văn Giang Nguyễn Văn Duyệt Copyright (c) 2024 2024-04-18 2024-04-18 1 45 20 26 10.59873/vjid.v1i45.344 BÁO CÁO CA BỆNH ÁP XE NÃO DO MELIOIDOSIS https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/345 Melioidosis là một bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh hiện đã gia tăng nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan, trong đó hay gặp nhất là phổi, sau đó là da và tổ chức dưới da, các tạng như lách, gan, thận, tiền liệt tuyến. Tổn thương hệ thần kinh trong Melioidosis là thể bệnh hiếm gặp. Trong bài viết này chúng tôi mô tả một ca bệnh nhân áp xe não do nhiễm Burkholderia pseudomallei với đặc điểm lâm sàng và hình ảnh có được trên phim cộng hưởng từ sọ não. Lê Trần Thắng Lê Thị Thanh Thủy Nguyễn Thanh Thảo Phạm Ngọc Thạch Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 27 32 10.59873/vjid.v1i45.345 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY XÂM NHẬP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/346 Mục tiêu:Đánh giá mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được gây viêm phổi liên quan thở máy.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu trên 81 bệnh nhân thở máy xâm nhập trên 48 giờ, chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022.Kết quả: Vi khuẩn Acinetobacter baumannii nhạy cảm với colistin (100%), với minocyclin (44,1%), với trimethoprim/sulfamethoxazol là 25%. Klebsiella pneumoniae còn nhạy với fosfomycin (66,7%) và amikacin (46,7%). Pseumodonas aeruginosa kháng kháng sinh với tỷ lệ 64,7% - 70,6%. Streptococus aureus kháng MRSA là 44,4%.Kết luận: Vi khuẩn Acinetobacter baumanii kháng kháng sinh nhóm cephalosporin, quinolon trên 95%, nhạy 100% với colistin. Klebsiella pneumoniae kháng kháng sinh nhóm cephalosporin, quinolon với 73,3%, nhạy với fosfomicin, amikacin 66,7%. Klebsiella aerogenes kháng hoàn toàn nhóm cephalosporin, betalactam, quinolon, nhóm carbapenem hơn 90%, nhạy với fosfomicin 64,6%. Pseudomonas aeruginosa kháng kháng sinh nhóm carbapenem và quinolon 70,6%. Staphylococcus aureus nhạy 100% với vancomycin, linezolid, doxycyclin, nhạy với nhóm quinolone 80%, kháng với nhóm beta-lactam lên đến 60%. Nguyễn Đức Phúc Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 33 39 10.59873/vjid.v1i45.346 THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ BIẾNG ĂN DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG NĂM 2023 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/347 Mục tiêu: Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 150 trẻ suy dinh dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.Kết quả:Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhẹ cân là 44,7%, thấp còi 38,3% và gầy còm chiếm 17,0%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ suy dinh dưỡng và các thể suy dinh dưỡng (p < 0,05). Có 94 trẻ biếng ăn. Trong đó. biếng ăn mức độ nhẹ (39,4%) và mức độ vừa (45,7%), biếng ăn mức độ nặng (14,9%). Biến ăn gặp ở trẻ có độ tuổi ≥ 12 tháng (100%) và ở nam (64,9%) cao hơn ở nữ (35,1%). Tỷ lệ các thể suy dinh dưỡng nhẹ cân là 44,7%, thấp còi 38,3% và gầy còm chiếm 17,0%.Kết luận:Trẻ suy dinh dưỡng có tỷ lệ biếng ăn cao (62,7%), có sự khác biệt biếng ăn theo độ tuổi, giới tính và các thể dinh dưỡng (p < 0,05). Ngô Thị Hiếu Minh Trần Thanh Dương Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 40 46 10.59873/vjid.v1i45.347 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC NHIỄM KHUẨN SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/348 Mục tiêu:Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019.Phương pháp:Nghiên cứu 306 ca nhiễm khuẩn sơ sinh từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019.Kết quả:62,8% trẻ sơ sinh có tuổi thai dưới 37 tuần; 20,9% có cân nặng < 2500g; 30,4% nhiễm khuẩn sớm; và 79,1% viêm phổi. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm khuẩn huyết và nhiễm độc thai nghén; nhiễm nhiễm khuẩn với thời điểm vỡ ối (p < 0,05).Kết luận: Phần lớn các ca nhiễm khuẩn sơ sinh có tuổi thai dưới 37 tuần tuổi và có biểu hiện viêm phổi, có mối liên quan nhiễm khuẩn huyết với nhiễm độc thai nghén và thời điểm vỡ ối. Ngô Thị Hiếu Minh Đặng Văn Xuyên Trần Minh Điển Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 47 53 10.59873/vjid.v1i45.348 ĐÁNH GIÁ SỰ ĐỒNG NHẤT VỀ KẾT QUẢ REALTIME RT-PCR TRÊN HỆ THỐNG XÉT NGHIỆM COBAS 6800 SO VỚI QUY TRÌNH CỦA WHO TRONG CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH SARS-CoV-2 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/349 Hiệu quả chẩn đoán trên lâm sàng của các phương pháp xét nghiệm PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 đóng vai trò rất quan trọng trong công tác xác định ca bệnh, theo dõi điều trị cũng như dự báo quy mô diễn biến dịch. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá sự đồng nhất về kết quả xét nghiệm Realtime RTPCR thực hiện trên hệ thống COBAS 6800 so với quy trình được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trên 309 mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu của người bệnh trong thời gian từ 2020 đến 2022 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Kết quả cho thấy, hệ thống COBAS 6800 phát hiện được nhiều mẫu dương tính hơn so với khi làm theo quy trình WHO, trong đó số mẫu cho kết quả dương tính khi thực hiện quy trình WHO là 232/309 (chiếm 75%), và trên Cobas 6800 là 281/309 (91%). Hệ số Kappa phản ánh mức độ tương đồng giữa hai phương pháp xét nghiệm bằng 0,43 tương ứng với mức độ phù hợp trung bình. Mức độ chênh lệch trung bình giữa giá trị Ct của gen E theo quy trình WHO so với giá trị Ct của gene ORF và gen E trên COBAS 6800 lần lượt là 3,18 và 2,38 cho thấy khả năng phát hiện vi rút theo hệ thống COBAS 6800 cao hơn gấp 10 lần. Do vậy, khi cần đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh do SARS-CoV-2 gây ra, phòng xét nghiệm nên đưa vào sử dụng hệ thống xét nghiệm tự động có độ nhạy tốt hơn để có thể sàng lọc số lượng mẫu lớn. Nguyễn Văn Đoàn Nguyễn Thị Hồng Phương Dương Hồng Quân Văn Đình Tráng Phạm ngọc Lê Nguyễn Minh Hoa Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 44 60 10.59873/vjid.v1i45.349 MỐI LIÊN QUAN GIỮA HbA1c VÀ NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/350 Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn hô hấp liên quan đến thở máy (VARI) là phổ biến ở khoa hồi sức tích cực (ICU). Nghiên cứu về mối liên quan giữa đái tháo đường và VARI còn ít và không thống nhất.Mục tiêu:So sánh đặc điểm lâm sàng và khảo sát mối liên quan giữa các nhóm HbA1c và nguy cơ mắc VARI.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu sử dụng số liệu thứ cấp gồm 562 bệnh nhân chia làm 3 nhóm HbA1c (< 5,7%, 5,7 - 6,4%, ≥ 6,5%), theo dõi sự xuất hiện VARI trong 90 ngày.Kết quả:Nhóm HbA1c ≥ 6,5% có tuổi, tỷ lệ đặt catheter động mạch, chỉ số Charlson và APACHEII cao hơn các nhóm HbA1c < 6,5%. Thời gian nằm ICU đến khi xuất hiện đợt VARI đầu tiên giữa 3 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,0603). Nguy cơ mắc VARI ở nhóm HbA1c 5,7 - 6,4% (aHR = 0,88) và ≥ 6,5% (aHR = 0,88) so với nhóm HbA1c < 5,7% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).Kết luận:Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa HbA1c và VARI. Vũ Quốc Đạt Nguyễn Thúy Hằng Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 61 67 10.59873/vjid.v1i45.350 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN MỨC ĐỘ NẶNG Ở TRẺ EM NHIỄM VI RÚT HỢP BÀO HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/351 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới viêm tiểu phế quản (VTPQ) mức độ nặng ở trẻ em có nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus - RSV) tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 344 bệnh nhân VTPQ có nhiễm RSV, trong đó có 121 trẻ thuộc nhóm nhẹ - trung bình, 223 trẻ thuộc nhóm nặng điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương.Kết quả:Trong 344 trẻ bị VTPQ có nhiễm RSV, có 86,3% là trẻ dưới 12 tháng, nhóm trẻ dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,7%, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 2,01/1, trẻ mắc bệnh tăng cao vào những tháng mùa hè. Các biểu hiện lâm sàng như ho và khò khè là triệu chứng hay gặp nhất của VTPQ, và các dấu hiệu như thở nhanh, rút lõm lồng ngực hay các biểu hiện thay đổi ý thức (kích thích hoặc li bì) gặp nhiều hơn ỏ nhóm nặng với tỷ lệ cao, ran rít, ran ngáy khi nghe phổi là đặc trưng của VTPQ với tỷ lệ rất cao là trên 99%. Tuổi dưới 6 tháng, đẻ non, cân nặng khi sinh dưới 1500 gam, có bệnh nền kèm theo là những yếu tố có liên quan tới tình trạng nặng của VTPQ.Kết luận:VTPQ có nhiễm RSV ở trẻ em đã có sự thay đổi về dịch tễ sau COVID khi dịch bệnh bùng phát vào các tháng hè, bệnh gặp ở trẻ năm nhiều hơn nữ, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Triệu chứng ở VTPQ chủ yếu là ho, khò khè và khó thở. Trong đó, thể nặng biểu hiện khó thở rầm rộ hơn, có dấu hiệu gắng sức nhiều và có ảnh hưởng đến tinh thần trẻ như kích thích hoặc li bì. Các yếu tố đã được chứng minh có liên quan tới tình trạng nặng là dưới 6 tháng, đẻ non, cân nặng khi sinh dưới 1500 gam, trẻ có bệnh nền. Nguyễn Văn Tính Nguyễn Thị Thúy Hồng Lê Thị Hồng Phạm Minh Tuấn Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 68 74 10.59873/vjid.v1i45.351 THỰC TRẠNG NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B, C VÀ HIV Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC NINH (2020) https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/352 Mục tiêu: 1- Mô tả thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B, viêm gan C và HIV ở bệnh nhân đang điều trị methadone tại CDC Bắc Ninh năm 2020. 2- Các yếu tố liên quan đến khả năng lây nhiễm viêm gan B, C và HIV trên bệnh nhân đang điều trị methadone tại CDC Bắc Ninh năm 2020.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành 190 bệnh nhân trong tổng số 369 bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên, đang điều trị methadone tại Cơ sở điều trị methadone Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, thời gian thực hiện nghiên cứu này từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.Kết quả và kết luận:Tuổi trung bình của đối tượng trong nghiên cứu: 40 tuổi. Thời gian trung bình bệnh nhân sử dụng heroin: 14,7 năm; thời gian tiêm chích đã lâu: 11,7 năm; 77,4% đối tượng nghiên cứu là nghiện chích ma túy. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nghiên cứu này là 7,4%; tỷ lệ nhiễm viêm gan B là 7,9%; tỷ lệ nhiễm viêm gan C rất cao (54,2%); tỷ lệ đồng nhiễm HIV/HCV (5,8%); đồng nhiễm HIV/HBV/HCV chiếm 4,7%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm viêm gan B, viêm gan C và HIV trên bệnh nhân đang điều trị methadone tại Bắc Ninh năm 2020 như sau: Có mối liên quan giữa thời gian tiêm chích và tỷ lệ nhiễm viêm gan B và C. Thời gian tiêm chích càng lâu năm thì tỷ lệ nhiễm HBV và HCV càng cao (với mức p < 0,05). Có mối liên quan giữa việc sử dụng bao cao su thường xuyên trong quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm viêm gan C của đối tượng nghiên cứu. Không sử dụng bao cao su thường xuyên thì tỷ lệ nhiễm viêm gan C cao hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với mức p < 0,05; OR = 2,88. Đinh Mai Vân Trần Văn Vinh Phạm Thị Hạnh Lưu Thị Nguyệt Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 75 80 10.59873/vjid.v1i45.352 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ NHU CẦU KHÁM, TƯ VẤN DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/353 Mục tiêu:Mô tả tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng của người bệnh khám ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2022.Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 230 người bệnh từ 18 tuổi trở lên đến khám bệnh tại Khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ương từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022.Kết quả: 9,6% bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn. Tỷ lệ thừa cân - béo phì là 11,3% (theo WHO). Có 10% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng với thang điểm MST (malnutrition screening tool) và 25,7% với thang điểm MUST. 90% người bệnh sẵn lòng sử dụng dịch vụ khám tư vấn dinh dưỡng tại bệnh viện, tuy nhiên 80,4% đối tượng cho rằng họ không chắc chắn sẽ tuân thủ các hướng dẫn dinh dưỡng khi được tư vấn. Thời gian mong muốn cho buổi tư vấn từ 15 - 30 phút (60%) và chi trả cho 1 lần khám từ 50 - 100 nghìn đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (47%).Kết luận:Cần thiết phải tiến hành sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng người bệnh ngoại trú, người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng cần được hỗ trợ về mặt dinh dưỡng sớm. Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, quảng bá để người bệnh dễ dàng sử dụng dịch vụ tư vấn dinh dưỡng khi có nhu cầu. Nguyễn Thị Liên Hà Trần Thị Lệ Thu Hoàng Thị Thơm Nguyễn Ngọc Tuyền Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 81 87 10.59873/vjid.v1i45.353 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP LÀM TĂNG CƠ HỘI CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TIÊU HUYẾT KHỐI TRÊN NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHỐ NỐI https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/354 Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người bệnh đến sớm, được tiêu huyết khối và kết quả điều trị nhồi máu não so với giai đoạn 2018 - 2020.Đối tượng và phương pháp:318 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp theo tiêu chuẩn của WHO. tuổi từ 18 trở lên; nhập bệnh viện đa khoa Phố Nối từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Nghiên cứu quan sát mô tả.Kết quả: Nghiên cứu thu tuyển được 318 ca nhồi máu não, tỷ lệ người bệnh nhập viện sớm hơn ở tất cả các cửa sổ, trong đó, tỷ lệ nhập viện trong cửa sổ 4,5 giờ đầu (chiếm 29,6%) cao hơn so với giai đoạn trước đó (19,6%). Thời gian cửa-kim (Thời gian từ lúc người bệnh nhập cấp cứu đến khi được tiêm thuốc) trung bình ở giai đoạn sau can thiệp là 43,8 phút thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn trước can thiệp là 51,4 phút. Tỷ lệ người bệnh nhồi máu não cấp được tiêu huyết khối đạt kết quả điều trị tốt, mRS 0-2 là 31,3%, không khác biệt so với giai đoạn trước can thiệp.Kết luận:Sau 1,5 năm áp dụng mô hình can thiệp đa phương thức trong quản lý người bệnh đột quỵ não giúp làm tăng tỷ lệ người bệnh đến nhập viện sớm trong tất cả các cửa sổ thời gian, đặc biệt cửa sổ 4,5 giờ; giúp rút ngắn thời gian cửa-kim, nhưng chưa thấy cải thiện kết quả điều trị. Ngô Thị Thúy Mai Duy Tôn Hồ Thị Hiền Copyright (c) 2024 2024-04-18 2024-04-18 1 45 88 95 10.59873/vjid.v1i45.354 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẶT, CHĂM SÓC CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/355 Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng đặt, chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng chăm sóc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. 2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp trong đặt, chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2023.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trước sau, nghiên cứu trên 170 điều dưỡng, hộ sinh đã ký hợp đồng làm việc, trực tiếp chăm sóc người bệnh nội trú có thực hiện thủ thuật đặt, chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Kết quả và kết luận: Qua khảo sát 170 điều dưỡng, hộ sinh trước và sau khi can thiệp đã chỉ ra thực trạng kỹ thuật đặt, chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi (TMNV), đồng thời đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng can thiệp như: Quy trình đặt catheter TMNV: Điểm trung bình trước can thiệp 6,69 điểm, sau can, thiệp đạt: 8,38 điểm. Quy trình chăm sóc catheter TMNV trước can thiệp 7,75, sau can thiệp: 7,8 điểm. Đối với kỹ thuật đặt catheter TMNV tỷ lệ bàn giao catheter trước can thiệp đạt 11,8%, sau can thiệp bàn giao bằng công cụ SBAR theo hướng dẫn của chuyên gia đạt: 83,5%, đối với kỹ thuật chăm sóc catheter TMNV tỷ lệ bàn giao catheter trước can thiệp 7,1%, sau can thiệp đạt: 85,3%; Tình trạng viêm tĩnh mạch trước can thiệp 11,1%, sau can thiệp 2,9%. Doãn Thị Nguyệt Phạm Thị Tâm Nguyễn Thị Huyền Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 96 105 10.59873/vjid.v1i45.355 CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP Ở ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH COVID-19 NĂM 2021 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/356 Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 năm 2021.Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích, đánh giá căng thẳng nghề nghiệp điều dưỡng bằng thang đo ENSS.Kết quả:165 đối tượng tham gia nghiên cứu, nữ chiếm 85,5%. Điểm ENSS trung bình là 102,4 ± 27,60. Tỷ lệ căng thẳng chung 32,1%. Điểm căng thẳng trong các thang đo phụ cao nhất ở các vấn đề liên quan đến người bệnh và gia đình người bệnh, thấp nhất các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp và cấp trên. Trong 57 yếu tố của thang đo ENSS thì yếu tố căng thẳng nhiều nhất mà điều dưỡng gặp phải đó là “Tiếp xúc với các nguy cơ gây mất an toàn sức khoẻ bản thân”. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân như tuổi, giới, trình độ, thâm niên, tình trạng hôn nhân, nuôi con nhỏ và căng thẳng không có ý nghĩa thống kê. Mối liên quan giữa khoa làm việc và căng thẳng nghề nghiệp có ý nghĩa thống kê với (p < 0,01).Kết luận: Gần 1/3 điều dưỡng tham gia nghiên cứu bị căng thẳng nghề nghiệp. Yếu tố tiếp xúc với nguy cơ gây mất an toàn sức khỏe bản thân là yếu tố có điểm số căng thẳng cao nhất. Điều dưỡng làm việc tại các Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực căng thẳng hơn điều dưỡng làm việc tại các khoa phòng khác. Nguyễn Thị Thường Đỗ Thị Thu Hằng Phan Thị Hòa Vũ Đình Phú Copyright (c) 2024 2024-03-15 2024-03-15 1 45 106 114 10.59873/vjid.v1i45.356