Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid vi-VN Sun, 09 Mar 2025 00:00:00 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 GÁNH NẶNG VÀ DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở VIỆT NAM: ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/426 Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Tại Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa, gặp ở cả trẻ em và người lớn. SXH-D có thể diễn tiến cấp tính, dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, đe dọa tính mạng và tử vong. Trong thời gian gần đây, dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, số ca ghi nhận hàng năm đều rất cao và có xu hướng tăng, trong đó có một số lượng lớn ca mắc không được báo cáo đầy đủ. Tính chất chu kỳ dịch SXH-D thay đổi do nhiều yếu tố: Tác động của biến đổi khí hậu, đô thị hóa, nền nhiệt độ trung bình tăng dần, gia tăng di chuyển trong nước và quốc tế. Vắc xin TAK-003 phòng sốt xuất huyết Dengue đã được chứng minh về hiệu lực bảo vệ và tính an toàn thông qua nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Tại Việt Nam, vắc xin TAK-003 đã được cấp phép và chỉ định sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên. Các chuyên gia Hội Truyền nhiễm Việt Nam đồng thuận về gánh nặng bệnh tật của SXH-D tại Việt Nam, dịch tễ bệnh phức tạp và có xu hướng gia tăng. Hội Truyền nhiễm Việt Nam khuyến cáo dự phòng chủ động bằng vắc xin ngừa sốt xuất huyết Dengue (TAK-003) cho người từ 4 tuổi trở lên, không yêu cầu xét nghiệm đánh giá tình trạng phơi nhiễm trước đó, nhấn mạnh việc triển khai cần đảm bảo an toàn, tiếp tục cập nhật và bổ sung dữ liệu về hiệu lực, hiệu quả và an toàn của vắc xin TAK-003 trên thế giới. Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Tạ Văn Trầm, Nguyễn Tuấn Khanh, Phạm Văn Tùng, Trần Xuân Khánh, Huỳnh Thị Kim Yến, Nguyễn Văn Hảo, Lê Bửu Châu, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Lê Viết Nhiệm, Huynh Hồng Quang, Võ Thành Luân, Nguyễn Thành Nam, Huỳnh Minh Trúc, Võ Thành Nhơn Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/426 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 BÁO CÁO CA BỆNH NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU DO KLEBSIELLA PNEUMONIA ĐA KHÁNG Ở BỆNH NHÂN HẸP NIỆU ĐẠO TRƯỚC DO CHẤN THƯƠNG https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/427 Bệnh nhân nam, 55 tuổi, có tiền sử chấn thương niệu đạo trước cách đây 30 năm, dẫn đến tình trạng đái rỉ. Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi xẻ hẹp niệu đạo tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tuy nhiên, sau 1 tháng, bệnh nhân gặp phải tình trạng đái khó trở lại và được nong niệu đạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Sau nong 1 ngày, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, rét run, mạch huyết áp tụt, phải hồi sức cấp cứu và chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Tại đây, bệnh nhân được điều trị ổn định và được chuyển đến Khoa Ngoại tổng hợp để đặt stent niệu đạo. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiểu tốt và xuất viện. Tuy vậy, sau đó 1 tháng bệnh nhân lại nhập viện vì sốt cao, rét run, cấy nước tiểu và cấy máu xác định vi khuẩn Klebsiella pneumoniae đa kháng kháng sinh. Dù được điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, bệnh nhân vẫn tái phát liên tục, mỗi đợt cách nhau < 1 tháng. Lần tái phát cuối cùng, K. pneumoniae đã kháng toàn bộ kháng sinh. Bệnh nhân từ chối rút stent niệu đạo vì việc tiểu hiện tại quá tốt so với trước đây. Nhóm nghiên cứu quyết định bơm trực tiếp kháng sinh vào bàng quang, ngâm trong 2 giờ/lần, 3 lần/ngày. Sau 14 ngày điều trị, bệnh nhân được cấy nước tiểu vi khuẩn âm tính. Cho tới nay, bệnh không tái phát. Trần Thượng Việt, Trần Duy Hiến, Lê Hữu Đoàn, Bùi Thanh Tuế, Vũ Thủy Nguyên Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/427 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐO TẢI LƯỢNG HBV DNA TRÊN HỆ THỐNG COBAS 6800 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/433 Mục tiêu: Xác nhận phương pháp xét nghiệm đo tải lượng HBV-DNA được phân tích trên hệ thống tự động COBAS 6800 và đánh giá độ tương đồng với hệ thống tự động CAP/CTM 48.Đối tượng và phương pháp: Thực nghiệm ứng dụng theo hướng dẫn CLSI MM06-A2. Sử dụng mẫu chứng dương xác nhận độ đúng, độ tái lặp và độ tuyến tính của hệ thống COBAS 6800, và mẫu bệnh nhân để đánh giá độ tương đồng hệ thống COBAS 6800 và hệ thống CAP/CTM 48.Kết quả: Độ tái lặp, độ đúng và độ tuyến tính của COBAS 6800 được xác nhận theo khuyến cáo của nhà sản xuất, độ tuyến tính được xác nhận trong phạm vi nồng độ được thử nghiệm 2,34 - 6,17 log10IU/ mL (r2 = 0,997). Kết quả định lượng HBV-DNA trên hệ thống COBAS 6800 tương đồng (chênh lệch -0,05 log10IU/mL) và có độ tương quan tốt (r2 = 0,98) với hệ thống CAP/CTM 48.Kết luận: Đo tải lượng HBV DNA trên hệ thống COBAS 6800 có độ chính xác cao và tương đồng với kết quả của hệ thống CAP/CTM 48, có thể sử dụng trên lâm sàng với độ tin cậy cao.. Trương Thị Thảo, Lê Nguyễn Minh Hoa, Nguyễn Thị Thanh Hải Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/433 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CEFTAZIDIM/ AVIBACTAM TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BỘI NHIỄM Ở BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/434 Mở đầu:Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm kháng carbapenem là một thách thức bệnh tật hiện nay. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19. Ceftazidim/avibactam (CZA) là một kháng sinh mới trong điều trị vi khuẩn Gram âm kháng carbapenem. Nghiên cứu nhằm khảo sát hiệu quả sử dụng kháng sinh ceftazidim/avibactam trong điều trị nhiễm khuẩn bội nhiễm ở bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 118 bệnh nhân COVID-19 nhiễm khuẩn bội nhiễm có chỉ định điều trị ceftazidim/avibactam từ tháng 06/2021 đến tháng 6/2022.Kết quả:Tuổi trung vị của bệnh nhân trong nghiên cứu là 58. Bệnh nhân có chẩn đoán viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu (77,12%). K.pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất trong mẫu bệnh phẩm với tỷ lệ 75,21%. Trong mẫu bệnh phẩm, được xác định, trong đó phần lớn là OXA-48 (96,67%). Trung vị thời gian sử dụng CZA là 10 ngày. Hầu hết bệnh nhân sử dụng CZA phối hợp với kháng sinh khác (94,92%). Tuổi cao, rối loạn tri giác, sốc và gen OXA-48 có liên quan đến kết cục tử vong sau 7 ngày điều trị với CZA. Sử dụng CZA trên bệnh nhân có PCR OXA-48 dương tính có thể làm tăng tỷ lệ sống sót sau 7 ngày. Tuổi cao, rối loạn tri giác, sốc và nhiễm trùng tiểu có liên quan đến kết cục tử vong sau cùng.Kết luận: CZA là một trong những kháng sinh được xem xét trong điều trị vi khuẩn Gram âm đa kháng, đặc biệt trên CRE sinh OXA-48 carbapenemase. Hồ Quang Minh, Võ Thị Thúy Nga, Hà Thị Cẩm Tú, Huỳnh Phương Thảo, Nguyễn Phú Hương Lan, Nguyễn Quốc Hòa, Nguyễn Ngọc Khôi Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/434 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG, TÌNH TRẠNG HÔ HẤP, ĐIỆN GIẢI, KIỀM TOAN VÀ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ĐIỀU TRỊ DUNG DỊCH ALBUMIN 10% TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/439 Mục tiêu:Khảo sát thay đổi huyết động, tình trạng hô hấp, điện giải, kiềm toan và rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue điều trị dung dịch albumin 10%.Đối tượng và phương pháp:Tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán là SXH-D điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.Kết quả: Qua nghiên cứu 86 trường hợp sốc sốt xuất huyết được truyền thêm dung dịch albumin 10% sau thất bại với HES 130 6%, tuổi trung bình 6,4 tuổi, dư cân 20,9%. Khảo sát huyết động học trong vòng 24 giờ sau truyền dung dịch albumin 10% cho thấy cải thiện tình trạng sốc với trị số nhịp mạch trung bình giảm có ý nghĩa sau 4 giờ, cải thiện hiệu áp, huyết áp tâm thu, tâm trương, trung bình. Dung tích hồng cầu trung bình (Hct) sau truyền albumin 10% 2 giờ là 41,4% cải thiện có ý nghĩa so với ban đầu là 43,6% và ổn định sau đó ở mức 38,1 - 40,5%. Có sự gia tăng nồng độ natri máu trong có ý nghĩa ở thời điểm 18, 24 giờ (132,6, 133,5 mmol/L) sau truyền dung dịch albumin 10% nhưng vẫn trong giới hạn bình thường do nồng độ natri máu ban đầu thấp (trung bình 125,7 mmol/L). Nồng độ chlor máu tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê và trong giới hạn bình thường. Không có sự khác biệt pH, PaCO2, HCO3- ở các thời điểm 6, 12, 18, 24 giờ so với ban đầu trong khi có sự cải thiện kiềm dư - base excess có ý nghĩa ở giờ thứ 6 so với ban đầu. Lactate máu giảm đáng kể ở giờ thứ 6 sau truyền dung dịch albumin 10%, và nồng độ lactate máu ở các thời điểm 12, 18, 24 giờ đều trong giới hạn bình thường. Thời gian đông máu nội sinh APTT có khuynh hướng tăng nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, thời gian đông máu ngoại sinh PT không thay đổi đáng kể ở các thời điểm 12, 24 giờ so với ban đầu. Lượng dung dịch albumin 10% được sử dụng trung bình là 15,6 ± 4,1 ml/kg trong thời gian trung bình là 5,3 ± 2,1 giờ. Nghiên cứu cho thấy albumin 10% cải thiện được tổn thương gan và tình trạng suy hô hấp. Tác dụng phụ albumin ghi nhận nổi mề đay 2,3%, không ghi nhận run tiêm truyền hay sốc phản vệ khi truyền dung dịch albumin 10%. Kết quả điều trị không có tử vong.Kết luận:Nghiên cứu giúp các bác sĩ lâm sàng có thêm một chọn lựa dung dịch albumin 10% đáng tin cậy để điều trị sốc sốt xuất huyết khi mà khan hiếm nguồn dung dịch dextran, HES 200 6%. Tuy nhiên, việc áp dụng dung dịch albumin 10% cần tuân thủ đúng chỉ định đúng thời điểm để tăng hiệu quả điều trị, tránh lạm dụng gây tăng chi phí không cần thiết. Vũ Minh Điền Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/439 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO ESCHERICHIA COLI TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/440 Mục tiêu:Nghiên cứu đặc lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Escherichia coli (E. coli) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu 63 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do E. coli, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022.Kết quả: Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (nam/nữ = 1,25/1), tuổi trung bình 61,76 ± 16,36 tuổi (từ 26 - 94 tuổi). Biểu hiện lâm sàng hay gặp: Sốt (82,5%), mạch nhanh > 100 lần/phút (54,0%), mệt mỏi (47,6%), da, niêm mạc nhợt (41,3%), thở nhanh ≥ 20 lần/phút (36,5%), ran phổi (27,0%), rì rào phế nang giảm (25,4%), vàng da - niêm mạc (23,8%), phù chi dưới (27,0%), ho (17,5%), khó thở (19,0%), đau bụng (15,9%), cổ trướng (15,9%). Các biến đổi về cận lâm sàng hay gặp: Giảm albumin máu < 32 g/L (85,7%), CRP > 100 mg/L (64,2%), PCT > 10 ng/mL (52,0%), tăng billirubin (62,2%), hemoglobin < 120 g/L (68,3%), hạ tiểu cầu (60,3%), giảm tỷ lệ prothrombin (58,2%), APTT b/c kéo dài (40,9%), tăng nồng độ fibrinogen (51,1%), tăng creatinin máu ≥ 176,8µmol/L (27,0%), ESBL dương tính 58,7%. Tỷ lệ bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là 12/63 (19,0%), suy đa tạng (SOFA ≥ 2) là 45/63 (71,4%), có 4 ca tử vong. Bệnh nhân có bệnh lý nền viêm gan mạn, xơ gan và tiểu đường có tỷ lệ suy đa tạng cao hơn (p < 0,05). Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy: Nhịp thở ≥ 22 chu kỳ/phút (OR: 12,78, CI 95%: 2,11 - 77,23), HATT < 90 mmHg (OR: 0,03; CI 95%: 0,002 - 0,543), creatinin ≥ 176,8 µmol/L (OR: 5,74; CI 95%: 1,50 - 21,92) và PTC > 10 ng/L (OR: 12,14; CI 95%: 2,14 - 15,51) là các yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng sốc nhiễm khuẩn (p < 0,05).Kết luận:Nhiễm khuẩn huyết do E. coli có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể dẫn tới sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và tử vong. Nhịp thở nhanh ≥ 22 chu kỳ/phút, HATT < 90 mmHg, creatinin ≥ 176,8 µmol/L và PTC > 10 ng/L là các yếu tố có giá trị tiên lượng độc lập sốc nhiễm khuẩn ở người bệnh.. Vũ Minh Điền, Trần Thị Lộc Ninh, Phạm Ngọc Thạch Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/440 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ HBsAg Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B MẠN TÍNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁC THUỐC TƯƠNG TỰ NUCLEOS(T)IDE TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/441 Mục tiêu:1. Đánh giá diễn biến nồng độ HBsAg ở người bệnh viêm gan virus B mạn tính được điều trị bằng nucleos(t)ide. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa sự biến đổi nồng độ HBsAg và một số dấu ấn sinh học của virus viêm gan B.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu thực hiện kết hợp hồi cứu và tiến cứu 92 người bệnh được chẩn đoán viêm gan virus B mạn. Bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2022 tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Kết quả:Nồng độ HBsAg ở cả hai nhóm người bệnh HBeAg(+) và HBeAg(-) đều giảm nhanh trong năm đầu tiên. Sau đó, nồng độ HBsAg của người bệnh nhóm HBeAg(-) có xu hướng giảm chậm hơn so với nhóm người bệnh HBeAg(+). Có mối tương quan yếu giữa nồng độ HBsAg với enzyme ALT và AST trên cả hai nhóm người bệnh HBeAg(+), HBeAg(-) ở cả thời điểm trước và sau điều trị. Có mối tương quan yếu, ít tương quan giữa nồng độ HBsAg với tải lượng virus trước và sau điều trị. Trần Minh Quân, Phạm Ngọc Thạch Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/441 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO MÀNG NÃO TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG (2018 - 2023) https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/442 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị người bệnh lao màng não tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu mô tả hồi cứu 69 bệnh nhân chẩn đoán lao màng não điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 2018 - 2023.Kết quả và kết luận: Nhóm tuổi 31 - 45 (37,7%), nam giới (54,5%), sốt (95,6%), đau đầu (82,4%), buồn nôn và nôn (45,6%), cổ cứng (93%), ý thức từ li bì đến hôn mê 38,2%, rối loạn cơ tròn 15,8%, liệt nửa người (5,3%). DNT: Màu trong (44,9%), áp lực tăng (84,1%). Nồng độ protein (trụng vị) 2,1 (1,4) g (tăng trên 1 g là 89,9%), đường giảm (68,1%). Số lượng tế bào trung bình là 261 ± 429 tế bào (> 200 tế bào/mL là 56,5%). Chẩn đoán hình ảnh: Trên phim chụp MRI sọ não 84,8% có bất thường, trong đó nhồi máu não (16,7%), giãn não thất (19,4%). Nồng độ Natri máu giảm (71,79%), trung bình (128,98 ± 1,88). Trong 69 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tỷ lệ bệnh nhân xuất viện với tình trạng ổn định và tốt lên chiếm 88,41%. Trần Văn Giang, Phùng Thị Hương Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/442 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG XƠ HÓA GAN KHI ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ SOFOSBUVIR/VELPATASVIR/RIBAVIRIN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN C MẠN TÍNH CÓ XƠ GAN https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/443 Bệnh viêm gan virus C thật sự đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu cần quan tâm chính hiện nay. Nếu không được điều trị, viêm gan virus C diễn biến thành xơ gan, ung thư gan và có thể tử vong.Mục tiêu:Đánh giá sự cải thiện tình trạng xơ gan của bệnh nhân viêm gan C mạn tính có xơ gan khi điều trị bằng phác đồ sofosbuvir/velpatasvir phối hợp Rribavirin.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc 12 tuần sau khi kết thúc điều trị. 93 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm gan C mạn tính theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan virus C ban hành ngày 29/4/2021 kèm theo Quyết định số 2065 về chẩn đoán và điều trị viêm gan virus C của Bộ Y tế. Các bệnh nhân được điều trị phác đồ sofosbuvir/velpatasvir và ribavirin trong 12 hoặc 24 tuần và theo dõi 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị.Kết quả: Giá trị trung vị chỉ số Fibroscan trước điều trị là 30,8 kPa (IQR 20,9 - 45,0), sau khi kết thúc điều trị 12 tuần giảm còn 20,6 kPa (IQR 10,7 - 28,0). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điểm APRI tại các thời điểm T0, T4, T12 và T24 lần lượt là 2,1; 0,6; 0,5 và 0,7. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm APRI giữa thời điểm T0-T4; T0-T12 và T0-T24 với p < 0,05.Kết luận:Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phác đồ phối hợp thuốc đường uống sofusbuvir/velpatasvir và ribavirin giúp cải thiện đáng kể tình trạng xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính có xơ gan. Đình Văn Huy, Nguyễn Thị Liên Hà Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/443 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 MỨC ĐỘ NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2020 - 2022 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/444 Mục tiêu:Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) thường gặp tại Bệnh viện đa khoa khoa quốc tế Vinmec Times City từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu từ hồ sơ kết quả kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn gây NKTN thường gặp phân lập từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022. Kết quả và kết luận:E. coli: Nhạy cảm rất cao với các kháng sinh nhóm cacbapenem, fosfomycin, nitrofurantoin. Kém nhạy cảm với các kháng sinh: Ampicillin, cotrimoxazol và nhóm nhóm quinolon. Tỷ lệ E. coli sinh ESBL ở mức 42,6%. K. pneumoniae: Nhạy cảm cao với carbapenem, fosfomycin, nhạy cảm mức thấp với nitrofurantoin, ciprofloxacin, amoxicillin/clavulanat và cotrimoxazol. K. pneumoniae sinh ESBL chiếm 30%. E. faecalis và E. faecium có mức độ nhạy cảm khác nhau với các kháng sinh thường dùng. S. saprophyticus có mức độ nhạy cảm cao với hầu hết các kháng sinh sử dụng. Nguyễn Thị Thanh Nhiệm Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/444 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH THƯỜNG QUY TRÊN MÁY DxC 700 AU https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/445 DxC 700 AU là hệ thống máy xét nghiệm mới nhất hiện nay của hãng Beckman Coulter được triển khai sử dụng tại thị trường Việt Nam thời gian gần đây. Hiệu năng sử dụng của hệ thống cần được xác nhận trong điều kiện vận hành thực tế làm căn cứ tham khảo khi lắp đặt triển khai diện rộng.Mục tiêu:đánh giá hiệu năng phân tích 10 xét nghiệm hóa sinh thường quy trên máy DxC 700 AU tại Khoa Hóa sinh - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Đối tượng và phương pháp:Xác nhận độ chụm, độ đúng, LoQ, khoảng tuyến tính, xác định độ không đảm bảo đo theo hướng dẫn của CLSI và đánh giá hiệu năng phương pháp toàn thể bằng công cụ Six-Sigma trong 12 tháng đầu triển khai cho 10 xét nghiệm hóa sinh trên máy DxC 700 AU.Kết quả: Độ chụm, độ đúng, LoQ, khoảng tuyến tính, độ không đảm bảo đo của 10 xét nghiệm hóa sinh được xác nhận thỏa mãn các tiêu chí chấp nhận; có 16/20 kết quả Sigma đạt mức từ 3 trở lên và điểm Sigma có xu hướng tăng theo thời gian sử dụng máy.Kết luận:Hệ thống máy DxC 700 AU có hiệu năng phân tích 10 xét nghiệm hóa sinh thường quy phù hợp tiêu chuẩn chất lượng ISO 15189. Lưu Thị Hà An, Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Thị Thanh Hải Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/445 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/447 Mục tiêu:Mô tả đặc điểm chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Khoa Ngoại gan mật - Tiêu hóa và Ung bướu.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 33 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Khoa Ngoại gan mật - Tiêu hóa và Ung bướu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023.Kết quả và kết luận:100% bệnh nhân sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan đều được theo dõi dấu hiệu sinh tồn đầy đủ, thời gian trung tiện 2,06 ± 0,7 ngày, thời gian ăn trở lại sau phẫu thuật 2,85 ± 1,3 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 19,21 ± 11 ngày, 100% bệnh nhân được ngồi dậy tại giường vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Kết quả chăm sóc tốt chiếm tỷ lệ 97,0%. Kết quả cho thấy việc chăm sóc toàn diện bệnh nhân sau phẫu thuật. Đặc biệt, chăm sóc dinh dưỡng và tập vận động sớm đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả điều trị bệnh. Cần có thêm các nghiên cứu trên đối tượng này để cải thiện tốt tình trạng dinh dưỡng và góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Lê Thị Thùy, Phan Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Huyền Trang Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/447 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ, TÌM HIỂU KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG, BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 - 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/450 Đặt vấn đề:1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 2. Tìm hiểu kiến thức của người giám hộ trẻ dưới 5 tuổi tại phòng tiêm chủng, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương năm 2023 - 2024.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang 82 trẻ từ 0 - 60 tháng tuổi và 61 người giám hộ (NGH) khi đưa trẻ đến tiêm chủng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2022 - 2023.Kết quả: 61,6% trẻ thuộc nhóm 0 - 24 tháng; tỷ lệ nam chiếm 53,7%, chủ yếu là dân tộc Kinh (91,5%) và chỗ ở là nông thôn (74,5%). Cân nặng trung bình của trẻ là 9,26 ± 0,34 kg và chiều cao trung bình là 73,8 ± 1,31 cm. Tỷ lệ SDD nhẹ cân là 11%; SDD thấp còi là 18,3% và SDD gày còm chiếm 3,7%. Tỷ lệ SDD ở nam cao hơn nữ. NGH có hiểu biết đúng về các loại thực phẩm trong các nhóm cung cấp protein động vật, chất béo, chất bột đường, vitamin - chất khoáng lần lượt là 86,9%; 82%; 90,2% và 96,7%. Có 75,4% NGH hiểu đúng về thời điểm cai sữa cho con; 93,4%. Hiểu biết đúng về thời điểm bắt đầu ăn dặm, nhưng tỷ lệ NGH có hiểu biết đúng số bữa ăn dặm theo tháng tuổi còn thấp. Tỷ lệ NGH biết được trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng muối là 72,1%.Kết luận:Tỷ lệ SDD của trẻ đến tiêm chủng ở Bệnh viện Nhiệt đới còn khá cao. Tỷ lệ NGH hiểu về kiến thức dinh dưỡng cơ bản cao nhưng kiến thức về thực hành ăn dặm còn thấp. Hoàng Thị Thơm, Nguyễn Thị Liên Hà, Ngô Thanh Hà, Nguyễn Thanh Hà, Trần Thị Lệ Thu, Nguyễn Ngọc Tuyền , Cấn Thị Thu Hằng, Phan Quốc Anh, Võ Phạm Mi Trang, Nguyễn Đắc Danh Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/450 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GAN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 - 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/452 Suy dinh dưỡng được công nhận là một yếu tố nguy cơ trước phẫu thuật đối với bệnh nhân phẫu thuật gan mật nói chung và phẫu thuật cắt gan nói riêng. Xác định tình trạng dinh dưỡng sẽ giúp can thiệp điều trị dinh dưỡng dự phòng trước khi phẫu thuật kịp thời.Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật của người bệnh ung thư gan có chỉ định cắt gan tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ năm 2023 đến năm 2024.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang 52 người bệnh ung thư gan trước phẫu thuật cắt gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Kết quả:Nam chiếm 90,4%, độ tuổi trung bình 55,1 ± 12,6. Có 46,2% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng theo bộ công cụ PG-SGA. Tỷ lệ người bệnh thiếu năng lượng trường diễn theo chỉ số BMI là 13,4%. Suy dinh dưỡng theo chu vi vòng cánh tay, albumin lần lượt là 11,5%; 19,2%. Tỷ lệ thiếu máu là 7,7%. Kết luận:Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật gan mật cần được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, đưa lại kết quả chính xác, từ đó có các biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng kịp thời để nâng cao chất lượng điều trị. Nguyễn Thị Liên Hà, Trần Thị Lệ Thu, Nguyễn Minh Trọng, Nguyễn Đắc Danh, Ngu Ngọc Tuyền, Nguyễn Văn Hà, Hoàng Thị Thơm Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/452 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG NĂM 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/453 Mục tiêu:Mô tả thực trạng kiến thức phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ và thực hành chăm sóc vết mổ của điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2024.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kiến thức của các điều dưỡng chăm sóc người bệnh ngoại khoa. Hoạt động chăm sóc vết mổ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.Kết quả: Điểm trung bình về kiến thức là 12,9 điểm (trung bình 6,45 điểm trên thang điểm 10). Điểm trung bình về thực hành là 22,9 điểm (trung bình 7,6 điểm trên thang điểm 10). Tỷ lệ đạt được về kiến thức và thực hành là trên 90%, trong đó phân loại kiến thức là: 3,3% xuất sắc; 33,4% tốt; 23,3% trung bình; 36,7% trung bình và 3,3% kém; phân loại thực hành là: 8,7% xuất sắc; 37,4% tốt; 40% trung bình; 5,2% kém.Kết luận: Không có điều dưỡng, nữ hộ sinh nào đạt điểm tối đa về kiến thức và thực hành. Kiến thức: 96,7% điều dưỡng, nữ hộ sinh đạt kiến thức về lý thuyết chung về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ; tỷ lệ trượt 3,3%, trong đó: 73,3% trả lời đúng về nội dung các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ; 64,7% trả lời đúng về chăm sóc trước phẫu thuật; 55,8% trả lời đúng về nội dung chăm sóc hậu phẫu. Thực hành hiện tại: 90% đánh giá đúng tình trạng vết mổ; 51,3% không trải vải/giấy dưới vùng băng; 30,9% không sắp xếp dụng cụ thuận tiện, không đổ dung dịch vệ sinh (nước muối sinh lý) vào bát niken; 61,9% không thực hiện đúng quy trình loại bỏ bụi bẩn khỏi vết mổ bị nhiễm trùng/tiết dịch; 47% đạt tỷ lệ vệ sinh tay trung bình mọi lúc trong quá trình thực hành chăm sóc vết mổ. Hoàng Mạnh Hà, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Giang Nga Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/453 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV CHO TRẺ DƯỚI 18 THÁNG TUỔI KHU VỰC TỪ HUẾ TRỞ VÀO NAM NĂM 2022 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/455 Hướng tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc và điều trị HIV cập nhật kèm Quyết định số 5968/QĐ-BYT; trong đó bao gồm phần hướng dẫn cập nhật về chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi theo hướng tiếp cận chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử ngay từ lúc mới sinh.Mục tiêu:Khảo sát nhằm cung cấp dữ liệu về kết quả xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi theo hướng dẫn mới, cũng như tìm hiểu các yếu tố có thể liên quan đến lây truyền HIV từ mẹ sang con cho Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng là trẻ dưới 18 tháng tuổi phơi nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đang được quản lý/khám tại các phòng khám ngoại trú nhi (PKNT) thuộc các tỉnh/thành phố khu vực từ Huế trở vào Nam trong năm 2022.Kết quả và kết luận:Trong năm 2022, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã xét nghiệm phát hiện được 26 (2,9%) trẻ dưới 18 tháng tuổi nhiễm HIV-1 bằng kỹ thuật Realtime-PCR từ 893 trường hợp trẻ đến khám tại các phòng khám ngoại trú HIV nhi thuộc các tỉnh/thành phố từ Huế trở vào Nam. Kết quả tỷ lệ dương tính trong các nhóm trẻ được dự phòng đầy đủ, dự phòng không đầy đủ và hoàn toàn không dự phòng lần lượt là 0,7%; 5,4% và 42,3% (p < 0,001); các yếu tố liên quan đến kết quả dương tính ở trẻ bao gồm việc tham gia chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, thời điểm tiếp cận chẩn đoán cho trẻ và thời điểm phát hiện nhiễm HIV của mẹ càng sớm thì nguy cơ nhiễm càng thấp (p < 0,001). Tỷ lệ ca nhiễm mới HIV ở trẻ em đang ngày càng giảm. Tuy nhiên, vẫn còn 11/26 (42,3%) trường hợp trẻ bị lây nhiễm do chưa được tiếp cận chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Do đó, cần tiếp tục tăng cường hơn nữa việc tiếp cận chương trình can thiệp Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.. Trần Tôn, Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Tường Vi, Huỳnh Hoàng Khánh Thư, Lê Văn Chương, Vũ Xuân Thịnh Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/455 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN ESTROGEN VÀ PROGESTERONE Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÚ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2024 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/456 Mục tiêu:Mô tả các phương pháp xét nghiệm phát hiện ER và PR ở người bệnh ung thư vú (UTV) trên thế giới và tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2024.Đối tượng và phương pháp:Tổng hợp, phân tích các nghiên cứu và báo cáo về phương pháp xét nghiệm phát hiện ER, PR ở người bệnh UTV trong giai đoạn 2010 - 2024 trên thế giới và tại Việt Nam trên các cơ sở dữ liệu y học trực tuyến lớn như: Medline/Pubmed, thư viện Cochrane, Google Scholar và GLOBOCAN; Tạp chí ngành Y trong nước; sử dụng phần mềm Zotero 7.0 để quản lý và trích dẫn các tài liệu đã thu thập.Kết quả:22 nghiên cứu và báo cáo trên thế giới và tại Việt Nam đã được lựa chọn vào nghiên cứu trong đó có 14 tài liệu trên thế giới, 8 tài liệu tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2010 - 2024, trên thế giới, phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất để phát hiện ER, PR ở người bệnh UTV là Hóa mô miễn dịch, tiếp đến là các kỹ thuật sinh học phân tử như RT-qPCR và giải trình tự gen. Tại Việt Nam, chỉ sử dụng phương pháp Hóa mô miễn dịch để phát hiện ER, PR ở người bệnh UTV.Kết luận: Trong giai đoạn 2010 - 2024, trên thế giới có 3 phương pháp xét nghiệm phát hiện ER và PR ở người bệnh UTV gồm Hóa mô miễn dịch, RT-qPCR và giải trình tự gen, trong đó phương pháp Hóa mô miễn dịch là phương pháp phổ biến nhất; Tại Việt Nam, Hóa mô miễn dịch là phương pháp xét nghiệm duy nhất để phát hiện ER và PR ở người bệnh UTV Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Danh Lực, Nguyễn Thị Quỳnh Châm, Vũ Thị Thu Hảo, Phan Thị Hồng Nhung, Dương Hồng Quân Copyright (c) 2025 https://truyennhiemvietnam.vn/index.php/vjid/article/view/456 Wed, 16 Apr 2025 00:00:00 +0000