ĐÁNH GIÁ TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO E. COLI TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015- 2020

Nghiêm Văn Hùng1, Nghiêm Văn Hùng, Tạ Thị Diệu Ngân1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập được từ các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (BVBNĐTƯ).


Đối tượng và phương pháp: 101 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do E. coli tại BVBNĐTƯ từ tháng 7/2015 đến hết tháng 6/2020 được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và tiến cứu.


Kết quả: Trong số 101 bệnh nhân, có 88,12% nhập viện trong tuần đầu tiên sau khi có triệu chứng lâm sàng; 9,9% có sốc nhiễm khuẩn và 60,4% có biểu hiện suy tạng. Các chủng E. coli phân lập được đề kháng khá cao với các kháng sinh như Ampicillin (89,04%), Cotrimoxazol (74,39%), cefazolin (77,27%). Tỷ lệ kháng Ampicillin và Cotrimoxazol tăng dần theo từng năm. Có khoảng 50% số chủng kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III, IV và nhóm quinolone.51,49% chủng E.coli có sinh ESBL. Tuy nhiên, E. coli còn nhạy cảm cao với kháng sinh nhóm carbapenem (98%-100%), piperacillin/tazobactam (93,1%), amikacin (97,98%) và nitrofurantoin (91,3%).


Kết luận: Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn huyết theo dõi do E.Coli, khi chưa có kết quả kháng sinh đồ, kháng sinh được khuyến cáo sử dụng là kháng sinh nhóm Carbapenem, Piperacillin/Tazobactam, Amikacin và  Nitrofurantoin.

Chi tiết bài viết