CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE DỰA VÀO CÁC BIOMARKERS

Đặng Thị Thúy1,, Bùi Vũ Huy2, Ngô Trí Tuấn2
1 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Tìm hiểu một số dấu ấn sinh học (biomarkers) có giá trị tiên lượng bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tiến triển nặng.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, đa trung tâm, trong vụ dịch năm 2017, gồm 200 bệnh nhân SXHD ≥ 18 tuổi. Các chỉ số nghiên cứu gồm các chỉ số huyết học, sinh hóa và interlekin.


Kết quả: Kết quả phân tích đơn biến cho thấy các chỉ số có giá trị tiên lượng, trong 3 ngày đầu của sốt gồm hematocrit > 40%, tiểu cầu < 100.000/mm3 và APTT > 40s. Từ ngày thứ 4 - 6 của sốt là hematocrit > 40%, tiểu cầu ≤ 50.000/mm3, các chỉ số PTs và APTT(s) tăng trên ngưỡng, albumin < 35g/L, AST/ALT > 400U/L, bilirubin TP > 17mmol/L; creatinin > 120µmol/L. Kết quả phân tích đa biến cho thấy các biomarker có giá trị tiên lượng bệnh SXHD nặng, trong 3 ngày đầu là tiểu cầu < 100 x 103/mm3 (OR = 4,69; 95% CI 1,93 - 11,39), APTT > 40s (OR = 11,39; 95% CI 5,14 - 25,22), APTTr > 1,2s (OR = 4,1;95% CI 1,35 - 12,45). Từ ngày 4 - 6 là Albumin < 35g/l (OR = 27,4; 95% CI 8,3 - 89,8), bilirubin TP > 17mmol/L (OR = 36,04; 95% CI 2,7 - 480,9). Các chỉ số interleukin (IL6, IL10, TFNa) không có giá trị tiên lương trên thực hành lâm sàng. Kết luận: trong quản lý bệnh nhân SXHD, ngoài việc phân loại bệnh SXHD theo 3 thể lâm sàng, cần sử dụng các biomarker để tiên lượng bệnh SXHD có nguy cơ tiến triển nặng.

Chi tiết bài viết