TỔN THƯƠNG ĐẶC TRƯNG HỆ GAN MẬT DO SÁN LÁ GAN LỚN FASCIOLA GIGANTICA Ở NGƯỜI QUA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Huỳnh Hồng Quang1,, Lê Đình Vĩnh Phúc2, Nguyễn Đức Chính3, Nguyễn Văn Khá1, Hồ Văn Hoàng1, Nguyễn Thị Thanh Quyên1, Triệu Thị Phương Mai 1
1 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
2 Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TP. Hồ Chí Minh
3 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trung Quy Nhơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các hình ảnh thương tổn trên hệ gan mật của bệnh nhân sán lá gan lớn.


Đối tượng và phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu ngang mô tả với tất cả các ca được chẩn đoán xác định bệnh sán lá gan lớn do F. gigantica, được làm siêu âm và/hoặc CT-scan, MRI khảo sát thương tổn trên gan mật.


Kết quả: Tổng số 1.020 bệnh nhân sán lá gan lớn, trong đó tỷ lệ ca tổn thương hệ gan mật là 97,25%, đa số tập trung ở nhu mô gan (88,4%), còn lại ở sát bao gan (1,41%), khối máu tụ dưới bao gan (3,53%) và hệ đường mật (7%); nhu mô gan (P) tổn thương (80,28%) hơn so với gan (T); ưu thế thuộc về hạ phân thùy V, VI, VII, VIII với 80,28%; số lượng ổ tổn thương thường 1 hoặc 2 ổ (86,32% và 12,09%); đường kính trung bình tổn thương 5 - < 7cm chiếm đa số (53,14%); tính chất hồi âm thường là nhu mô không đồng nhất (96,27%), giảm âm (83,12%) và echo hỗn hợp (59,86%). Trong giai đoạn mạn tính, hình ảnh không điển hình, hay gặp là dạng vệt tăng âm, di động hoặc thả nổi trong lòng túi mật hoặc đường mật (1,84%); dày vách túi mật hay đường mật (2,52% và 1,85%), tổn thương cả gan và mật là 1,18%. Trên CT-scan, hình ảnh giảm đậm độ, kết chùm thành hình tròn, hay hình ovan (78,57%), nốt giảm đậm độ nằm sát dưới bao gan (16,23%), dày thành bao Glisson (7,14%), giãn đường mật, vệt sán dính vào thành đường mật (5,84%), tổn thương xơ, calci (11,04%). Trên CT-scan, hình ảnh giảm đậm độ, kết chùm thành hình tròn, hay hình ovan (78,57%), nốt giảm đậm độ nằm sát dưới bao gan (16,23%), dày thành bao Glisson (7,14%), giãn đường mật, vệt sán dính vào thành đường mật (5,84%), tổn thương xơ (11,04%). Trên MRI, tăng tỷ trọng nhu mô, bao gan qua các mặt cắt thương tổn (20,93%), nhiều nhất là tăng đậm độ trên hình ảnh xung T2W (96,51%), sẹo xơ hóa sát bao gan (30,23%).


Kết luận: Siêu âm là một công cụ hữu ích để xác định các thương tổn hệ gan mật do sán lá gan lớn. CT-scan và MRI là các công cụ quan trọng chẩn đoán phân biệt các bệnh lý gan mật khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Lang, Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Khá (2008). Hình ảnh siêu âm của tổn thương
mật gây ra bởi Fasciola spp. Tạp chí Gan mật Việt Nam, Hội thảo Gan mật toàn quốc, Hội Nghi
Gan mật Việt Nam (VASLD), số đặc biệt tháng 8/2008: 70-77.
2. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Khá, Đinh Trọng Sơn (2007). Hình ảnh siêu âm và CT-scan tro
thương gan mật do sán lá gan Fasciolae spp. Hội thảo Quốc gia về ứng dụng y sinh học phân tử
ngành ký sinh trùng học, Hà Nội, Việt Nam: 54-61.
3. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Ngọc Vinh, Nguyễn Duy Sơn và cộng sự (2008). Đánh giá đặc điể
sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh trên bệnh nhân sán lá gan lớn tại một số vùng lưu hành b
Việt Nam (2006 - 2008). Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Vol.12 - phụ bản số 4: 11-18.
4. Trần Văn Lang, Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Khá (2008). Hình ảnh siêu âm của tổn thương
mật gây ra bởi Fasciola spp. Tạp chí Gan mật Việt Nam, Hội thảo Gan mật toàn quốc, Hội Nghi
Gan mật Việt Nam (VASLD), số đặc biệt tháng 8/2008: 70-77.
5. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Khá (2008). Sán lá gan lớn trong nhi khoa: Đặc điểm lâm sàn
lâm sàng và hiệu lực phác đồ triclabendazo (TCBZ) tại một số tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, Việ
(2005 - 2007). Tạp chí Y Dược học Quân sự, ISSN 1859-0748, Vol.33, số 2: 59-66.
6. Nguyễn Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Chương, Huỳnh Hồng Quang (2017). Đặc điểm siêu âm về tổn
hệ gan mật trên bệnh nhân sán lá gan lớn do Fasciola gigantica. Tạp chí Phòng chống Bệnh số
Các bệnh ký sinh trùng, Số đặc biệt (96)/2017, ISSN 0868-3735, 140-146.
7. Lê Đình Vĩnh Phúc, Lê Hữu Lợi, Huỳnh Hồng Quang (2017). Báo cáo một trường hợp viêm gi
tràng do sán lá gan lớn tại Trung tâm Y khoa MEDIC thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phòng
Bệnh sốt rét và Các bệnh ký sinh trùng, Số đặc biệt (96)/2017, ISSN 0868-3735, 358-364.
8. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Đức Chính, Lê Đình Vĩnh Phúc (2019). Tổn thương đặc trưng trên
mật do sán lá gan lớn Fasciola gigantica ở người qua chẩn đoán hình ảnh. Kỷ yếu công trình NCK
nghị Ký sinh trùng học Toàn quốc lần thứ 46. Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp, 157-166.
9. A. Fica, J. Dabanch, C. Farias, M. Castro, M. I. Jercic (2012). Acute fascioliasis: Clinical and
epidemiological features of four patients in Chile. Clin Microbiol Infect 2012; 18: 91-96.
10. Dusak A, Onur MR, Cicek M, Firat U et al., (2012). Radiological imaging features of Fasciola hepatica infection: A pictorial review. J Clin Imaging Sci 2012;2:2.
11. Memik Teke, Hakan Önder, Mutalip Çiçek, Cihad Hamidi et al., (2014). Sonographic findings of
hepatobiliary fascioliasis accompanied by extrahepatic expansion and ectopic lesions. J. Ultrasound
Med 2014; 33:2105-11.
12. Orhan S, Engin A et al., (2004). Hepatobiliary fascioliasis: Clinical and radiologic features and endoscopic management”. Journal of clinical gastroenterology 2004; 38: 285-291.
13. Zafer Koç, Şerife Ulusan, Naime Tokmak (2009). Hepatobiliary fascioliasis: Imaging characteristics
with a new finding. Diagn Interv Radiol; 15:247-51.