THÁCH THỨC TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SUY GAN CẤP Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGƯỜI LỚN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Suy gan cấp tính là một hội chứng lâm sàng nghiêm trọng xảy ra ở những người khỏe mạnh trước đây, đặc trưng bởi sự chết và rối loạn chức năng tế bào gan. Bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue (SXHD) có dấu hiệu tổn thương gan 60% - 90% trường hợp. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là gan to, vàng da, tăng aminotransferase và suy gan cấp. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm gan nặng do Dengue chỉ 0,8% nhưng nếu có biến chứng suy gan cấp rất cao 58,8%. Điểm MELD là yếu tố duy nhất dự đoán suy gan cấp với aOR = 1,3 [KTC 95%: 1,1 - 1,5; P = < 0,001]. Điểm MELD ban đầu ≥ 15 có liên quan với suy gan cấp do viêm gan nặng với AUROC = 0,91, độ nhạy 88,2% và độ đặc hiệu 87,3%. Tổn thương tế bào gan trong quá trình suy gan cấp dẫn đến một phản ứng tiền viêm, đặc biệt trong giai đoạn sớm. Các nghiên cứu gần đây ở người lớn cho thấy thay huyết tương khối lượng cao (HVPE) có hiệu quả làm giảm phản ứng viêm của suy gan cấp thông qua việc loại bỏ các cytokin và các phân tử liên quan tổn thương (DAMP). Năm 2017, Hiệp hội châu Âu nghiên cứu về Gan (EASL) đã có hướng dẫn thực hành lâm sàng thay huyết tương trong xử trí suy gan cấp, EASL khuyến nghị điều trị thay huyết tương sớm có thể cải thiện khả năng sống sót không thay gan. Năm 2019, Hiệp hội Apheresis Hoa Kỳ khuyến nghị HVPE như một liệu pháp đầu tay trong suy gan cấp. Điều trị suy gan cấp do SXHD ở các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện cũng đang áp dụng các phương pháp thay huyết tương và truyền tĩnh mạch N-acetylcystein. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã áp dụng liệu pháp thay huyết tương và truyền tĩnh mạch N-acetylcysteine trong điều trị suy gan cấp ở bệnh nhân SXHD người lớn từ tháng 6 năm 2019. Chúng tôi đang kiến nghị đưa lưu đồ xử trí suy gan cấp vào cập nhật Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí SXHD người lớn của Bộ Y tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy gan cấp, sốt xuất huyết Dengue (DHF)
Tài liệu tham khảo
2. Tongluk Teerasarntipan & cs, Acute liver failure (ALF) and death predictors in patients with dengue
induced severe hepatitis World J Gastroenterol 2020 September 7; 26(33): 4983-4995.
3. Postgrad Med J. 2005; 81: 148-154.
4. Fin Stolze Larsen, Artificial liver support in acute and acute-on-chronic liver failure. Curr
Opin Crit Care. 2019 Apr;25(2):187-191. doi: 10.1097/MCC.0000000000000584.
5. Waseem Amjad, Paul Thuluvath, Muhammad Mansoor, Abhishek Dutta, Farman Ali, Waqas
Qureshi, N-acetylcysteine in non-acetaminopheninduced acute liver failure: a systematic review
and meta-analysis of prospective studies Gastroenterology Rev 2022; 17 (1): 9-16.
6. Hansa Sriphongphankul, Tippawan Liabsuetrakul, Seksit Osatakul, Clinical Outcomes of Children Diagnosed DengueAssociated Acute Liver Failure with or without N-Acetylcysteine Treatment: A Retrospective Cohort Study Journal of Tropical Pediatrics, Volume 67, Issue 2, April 2021, fmab039.
7. Dissanayake et al., BMC Infect Dis (2021) 21:978. https://doi.org/10.1186/s12879-021-06681-9.
8. Laoprasopwattana et al., Journal of Tropical Pediatrics, 2016, 62,200–205. doi:10.1093/ropej/fmv099.
9. Devarbhavi et al., J Gastroenterol Hepatol. 2020 Jul;35(7):1223-1228. doi: 10.1111/jgh.14927.