NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA LAO PHỔI KHÁNG RIFAMPICIN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Hồ Thị Dạ Thảo1,, Nguyễn Văn Bi2, Trần Xuân Chương1
1 Trường Đại học Y Dược Huế
2 Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Lao kháng thuốc là mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia. Bệnh lao kháng rifampicin là một trong những yếu tố dự báo cho bệnh lao đa kháng thuốc vì hơn 90% bệnh lao kháng rifampicin có kháng isoniazid kèm theo.


Mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi kháng rifampicin. 2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân lao phổi kháng rifampicin.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 157 bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán bằng xét nghiệm Xpert MTB/RIF tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 01/2021 đến 9/2022.


Kết quả: Nam giới chiếm đa số trong nhóm nghiên cứu (90,3%), độ tuổi trung bình: 48,19 ± 2,997, chỉ số BMI ≤ 18,5 kg/m2 (61,3%), có tiền sử điều trị với thuốc kháng lao (64,5%). Các triệu chứng toàn thân thường gặp: mệt mỏi (74,2%), chán ăn (71%), sụt cân (71%). Các triệu chứng cơ năng thường gặp: ho khạc đờm kéo dài (77,4%), khó thở (51,6%), đau ngực (67,7%), ho ra máu (16,1%). Lao phổi kháng rifampicin hầu hết đều có triệu chứng thực thể tại phổi (80,6%). Xét nghiệm AFB đờm thường dương tính (64,5%) với mức độ dương tính là 1+ (45%), 2+ (30%), 3+ (20%). Mức độ tổn thương theo ATS trên X quang ngực thẳng thường gặp ở mức độ II (45,2%), độ III (48,4%), vị trí tổn thương có xu hướng lan tỏa (51,6%) với các tổn thương: thâm nhiễm (96,8%), xơ (51,6%), nốt (19,4%), hang (41,9%). Có mối liên quan giữa lao phổi kháng rifampicin và có tiền sử điều trị lao (OR = 10,557, 95%CI: 3,263 - 34,150), có triệu chứng thực thể tại phổi (OR = 4,159, 95%CI: 1,016 - 17,031) kèm tổn thương hang (OR = 6,415, 95%CI: 1,819 - 22,624) và nốt (OR = 10,649, 95%CI: 1,438 - 78,846) trên phim X quang ngực thẳng.


Kết luận: Có mối liên quan giữa lao phổi kháng rifampicin và có tiền sử điều trị lao, có triệu chứng thực thể tại phổi, kèm tổn thương hang hoặc nốt trên phim X quang ngực thẳng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Hà, Lưu Thị Thu Uyên, Ngô Thị Hoài (2021), "Bệnh lao kháng rifampicin tại Thái Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam, 500(2), tr. 16-20.
2. Lê Hữu Thọ (2014), "Nghiên cứu các đặc điểm chung và lâm sàng của bệnh lao kháng thuốc và không kháng thuốc tại Khánh Hòa", Tạp chí Y học Việt Nam, 7(1), tr. 97-102.
3. Mai Văn Tuấn (2016), Sự đột biến kháng rifampicin và isoniazid của Mycobacterium Tuberculosis phân lập tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận án tiến sĩ chuyên ngành vi sinh y học, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Elmi O. S., Hasan H., Abdullah S., Jeab M. Z. M., Alwi Z. B., Naing, N. N. (2015), "Multidrug-resistant
tuberculosis and risk factors associated with its development: a retrospective study", The Journal of
Infection in Developing Countries, 9(10), pp. 1076-1085.
5. Flores-Treviño S., Rodríguez-Noriega E., Garza-González E., González-Díaz E., Esparza-Ahumada S., EscobedoSánchez R., et al. (2019), "Clinical predictors of drug-resistant tuberculosis in Mexico", PloS one, 14(8), pp. 1-9.
6. Hang N. T. L., Maeda S., Lien L. T., Thuong P. H., Hung N. V., Thuy T. B., et al. (2013), "Primary drugresistant tuberculosis in Hanoi, Viet Nam: present status and risk factors", PloS One, 8(8), pp. 1-9.
7. Kumar N. S., Priyashree R., Gopal K. V., Gadwalkar R. S. (2021), "Clinical profile and risk stratification
in multidrug-resistant tuberculosis (MDR-TB) and non-MDR-TB patients: A prospective study in a
tertiary care hospital", Journal of Medical and Scientific Research, 9(4), pp. 199-203.
8. Phuong N. T. M., Nhung N. V., Hoa N. B., Thuy H. T., Takarinda K. C., Tayler-Smith K., Harries, A. D.
(2016), "Management and treatment outcomes of patients enrolled in MDR-TB treatment in Viet Nam", Public Health Action, 6(1), pp. 25-31.
9. Pradipta I. S., Forsman L. D., Bruchfeld J., Hak E., Alffenaar J. W. (2018), "Risk factors of multidrug-resistant tuberculosis: A global systematic review and meta-analysis", Journal of Infection, 77(6), pp. 469-478
10. Xi Y., Zhang W., Qiao R. J., Tang J. (2022), "Risk factors for multidrug-resistant tuberculosis: A
worldwide systematic review and meta-analysis", PLoS ONE, 17(6), pp. 1-15.