ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM SÁN LÁ GAN LỚN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI KHÁNH HÒA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Bệnh sán lá gan lớn ở người là bệnh ký sinh trùng do sán lá gan lớn Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây nên. Bệnh được phát hiện nhiều ở Khánh Hòa, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, việc nghiên cứu để phát hiện và điều trị bệnh sớm là cần thiết.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn.
Kết quả: Qua hồi cứu 448 bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn cho thấy triệu chứng đau bụng chiếm 99,8%, rối loạn tiêu hóa chiếm 66,1%, sốt chiếm 57,6%, buồn nôn chiếm 48,7%, gan to chiếm 40,8% và sụt cân chiếm 22,5%. Tăng bạch cầu ái toan chiếm 93,3%, tăng enzym gan chiếm 33,9% và thiếu máu chiếm 21,4%. 100% bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng sán lá gan lớn với áp xe gan chiếm 95,3%. Áp xe gan phải chiếm 82,9%, số lượng một ổ chiếm 90,9% (p < 0,05). Kích thước ổ áp xe gan 4 - < 6 cm chiếm 36,8%, ≥ 6 cm chiếm 30,7%, 2 - < 4 cm chiếm 30,4% (p > 0,05). Số ngày điều trị trung bình là 5,4 ngày ± 1,7 ngày. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh 100%.
Bàn luận: Triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngứa nổi mẩn, sụt cân, tăng bạch cầu ái toan, áp xe gan phải và số lượng áp xe gan một ổ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết luận: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sán lá gan lớn ở người rất đa dạng. Việc kết hợp lâm sàng, siêu âm với xét nghiệm kháng thể, bạch cầu ái toan có thể chẩn đoán bệnh và biến chứng của sán lá gan lớn sớm trong cộng đồng tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sán lá gan lớn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa
Tài liệu tham khảo
2. Vương Kim Đức, Trần Trọng Lam (2014). Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh sán lá gan lớn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 - 2014. Hội nghị khoa học Bệnh viện , 40-45.
3. Nguyễn Thu Hương, Trần Thanh Dương, Tạ Thị Tĩnh (2013). Thực trạng nhiễm sán lá gan lớn trên người tại Nghệ An và so sánh các bộ sinh phẩm chẩn đoán miễn dịch. Tạp chí Y học thực hành, (11), 156-160.
4. Trần Văn Lang (2008). Hình ảnh siêu âm của tổn thương hệ gan mật gây ra bởi Fasciola spp, Hội thảo
Gan mật toàn quốc, Hội Nghiên cứu Gan mật Việt Nam, Tạp chí Gan mật Việt Nam tr. 70-77.
5. Nguyễn Khắc Lực (2010). Nghiên cứu một số đặc điểm nhiễm sán lá gan lớn (Fasciola ssp) và hiệu quả biện pháp can thiệp tại huyện Đại Lộc - Quảng Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Quân y.
6. Lê Lệnh Lương (2015). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán, theo dõi bệnh sán lá gan lớn. Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Đào Trịnh Khánh Ly, Trần Văn Huy (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhiễm nhiễm sán lá gan lớn. Tạp chí Y Dược học, (2), 22-25.
8. Phạm Thị Kim Ngân (2006). Đặc điểm hình ảnh của tổn thương gan do sán lá gan lớn trên siêu âm và chụp cắt lớp vi tính, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Ngọc Vinh, Nguyễn Duy Sơn và cộng sự (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn Fasciola spp tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Việt Nam 2006 - 2008. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh 12(4), 11-18
10. Nguyễn Hữu Tài (2014). Mô tả một số đặc điểm lâm sàng bệnh sán lá gan lớn trên các bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ năm 2010 - 2014. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa, 12-14.
11. Nguyễn Văn Văn (2012). Thực trạng nhiễm sán lá gan lớn ở người và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại thí điểm nghiên cứu của tỉnh Quảng Nam, Hội nghị khoa học bệnh viện, 24-25.