ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UỐN VÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Trương Thị Hoa1,
1 Bệnh viện Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng, có khả năng gây tử vong cao do độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra đặc trưng bởi các cơn co giật trên nền tăng trương lực cơ.


Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh uốn ván tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 01/2021 đến tháng 5/2023.


Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân ≥ 15 tuổi được chẩn đoán uốn ván theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, được điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2023. Mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu.


Kết quả và kết luận: Nam giới chiếm 72%, nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 50%; vị trí vết thương ngõ vào chủ yếu hai chi dưới 64%. Thời gian ủ bệnh trung bình 10,2 ± 7,1 ngày. Sốt vào ngày đầu nhập viện 22%; cứng hàm 98%; co cứng cơ cục bộ 24%; co cứng cơ toàn thân 76%; nuốt khó 90%; khó thở 62%; co giật 46%; nhịp tim ≥ 120 lần/phút 38%; vã mồ hôi 48%; bí đại hoặc tiểu tiện 32%; thân nhiệt ≥ 41oC chiếm 18%, mở khí quản: 52%. Tăng creatinin kinase máu 86%. Biến chứng viêm phổi hay gặp nhất 40%. Tỷ lệ tử vong 18%.


Kết luận: Uốn ván thường gặp ở nam giới, lớn tuổi. Đa số có triệu chứng cứng hàm, co cứng cơ, nuốt khó. Tỷ lệ bệnh nhân uốn ván nặng cần mở khí quản cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm, Quyết định số 5642/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Lương Thị Quỳnh Nga, Lê Thị Lựu, Hoàng Thị Thư (2012). Nghiên cứu một số đặc điểm ở bệnh nhân uốn ván điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2008 - 2012), Tạp chí Y học thực hành số 4, tr. 47-50.
3. Hoàng Đình Ngọc (2001). Nghiên cứu những chỉ định và tai biến của mở khí quản trong điều trị bệnh uốn ván tại Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Mạnh Trường, Nguyễn Văn Kính (2014). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân uốn ván điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Tạp chí Truyền nhiễm số 4(8), tr. 23-27.
5. Anuradha S (2006). Tetanus in adults-a continuing problem: an analysis of 217 patients over 3 years from Delhi, India, with special emphasis on predictors of mortality, Med J Malaysia, 61(1), pp. 7-14
6. Chalya PL. et al (2011). Ten year experiences with Tetanus at a Tertiary hospital in Northwestern Tanzania: a retrospective review of 102 cases, World J Emerg Surg, Jul 8, pp. 6-20.
7. Fan Z, Zhao Y, Wang S, Zhang F, Zhuang C (2019). Clinical features and outcomes of tetanus: a
retrospective study, Infect Drug Resist, 12, pp. 1289-1293.
8. Tauhid S.A, Siddika S.S, Anwer S.S (2021). Study of Tetanus in the Infectious Diseases Hospital, Dhaka, Bangladesh, Journal of Bangladesh College of Physicians and Surgeons, Vol. 39, No. 3, pp. 160-166.
9. World Health Organization (2013). Maternal and Neonatal Tetanus elimination”, Program and project.