NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG GAN Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tổn thương gan thường gặp trong bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và biểu hiện khá đa dạng, thay đổi từ tổn thương nhẹ tăng transaminase không triệu chứng đến mức độ nặng vàng da và suy gan cấp tính, dẫn đến tử vong. Nhiều yếu tố góp phần gây nên tổn thương gan gồm thiếu oxy do giảm tưới máu,virus tấn công trực tiếp tế bào gan hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tổn thương gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue người lớn; 2. Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương gan với đặc điểm lâm sàng, mức độ nặng sốt xuất huyết Dengue.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 160 bệnh nhân ≥ 16 tuổi được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nhập viện tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2020.
Kết quả: Biểu hiện lâm sàng tổn thương gan: đau bụng hạ sườn phải (25%), gan to (6,3%), vàng da vàng mắt (1,3%), bệnh não gan (0%). Xét nghiệm transaminase: tăng hoạt độ AST và ALT từ 2 - 5xULN (36,9% và 29,4%), 5 - 15xULN (16,9% và 11,9%), > 15xULN (6,2% và 2,5%) và 90,6% bệnh nhân có tỷ số AST/ALT > 1. Xét nghiệm chức năng gan khác: tăng ALP (1,3%); tăng bilirubin toàn phần (2,5%), PT% giảm (6,9%). Giá trị AST, ALT, bilirubin toàn phần khác nhau giữa các mức độ SXHD, tăng trong thể SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng (p < 0,05). Trong SXHD: Có mối liên quan giữa mức độ tăng AST, ALT, tỷ prothrombin với xuất huyết tiêu hóa trong SXHD (p < 0,05), có mối liên quan giữa mức độ tăng AST với sốc (p < 0,05). Có mối tương quan nghịch giữa hoạt độ AST, ALT với số lượng tiểu cầu (p < 0,05).
Kết luận: Có mối liên quan giữa mức độ tăng enzym AST, ALT và xuất huyết tiêu hóa trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Có mối liên quan giữa mức độ tăng AST và sốc (p < 0,05). Tỷ prothrombin giảm < 70% là yếu tố nguy cơ của xuất huyết tiêu hóa, sốc (p < 0,05)
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốt xuất huyết Dengue, tổn thương gan, transaminase
Tài liệu tham khảo
2. Trần Xuân Chương (2019), Sốt xuất huyết Dengue, Giáo trình đại học Bệnh học Truyền nhiễm, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 84-93.
3. Phạm Châu Duy (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mức độ nặng và tổn thương gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue, Luận án chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Phan Hữu Nguyệt Diễm (2004), Suy gan trong sốt xuất huyết trẻ em, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
8(1), tr 132-137.
5. Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Kiều Anh (2018), Sự lưu hành và một số đặc điểm dịch tễ các týp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội giai đoạn 2015 - 2017, Tạp chí Y học dự phòng, 28(5), tr 88-96.
6. Đặng Thị Thúy, Bùi Vũ Huy, Đỗ Thị Thanh Thủy (2014), Tổn thương gan trong bệnh sốt xuất huyết
Dengue ở người trưởng thành, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 88(3), tr. 55-60.
7. Balakumar J., Balasubramaniyan S., Paari N. (2019), Study of serum aminotransferase levels in dengue fever and its correlation, Journal of Medical Science and Clinical Research, 7(11), pp. 36-41.
8. Bashir A.B., Saeed O.K., Mohammed B.A., Ageep A.K. (2015), Partial thromboplastin time and
prothrombin time as predictors for impaired coagulation among patients with dengue virus infection in Red Sea State of Sudan, International Journal of Hematological Disorders, 2(1), pp. 24-28.
9. Chhina R.S., Goyal O. et al (2008), Liver function tests in patients with dengue viral infection, Dengue
Bulletin, 32, pp. 110-117.
10. Dinh The Trung, Le Thi Thu Thao et al (2010), Liver involvement associated with dengue infection in
adults in Vietnam, Am J Trop. Med Hyg, 83(4), pp. 774-780.
11. Fernando S., Wijewickrama A., Laksiri G. et al (2016), Patterns and causes of liver involvement in acute dengue infection, BMC Infectious Disease, 16, pp. 319.
12. Lee L.K., Gan V.C. et al (2012), Clinical relevance and discriminatory value of elevated liver
aminotransferase levels for dengue severity, PloS Negl Trop Dis, 6(6), pp. 1676-1682.
13. Narasimhan D., Ponnusamy P., Sathish M. (2018), Analysis of liver function tests in dengue fever,
International Journal of Advances in Medicine, 5(1), pp. 47-49.