ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU LIÊN QUAN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Hội chứng thực bào máu là một biến chứng hiếm gặp của sốt xuất huyết dengue.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hội chứng thực bào máu - dengue (HCTBM-D) tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Kết quả: HCTBM-D chỉ chiếm 0,3% số bệnh nhi nhập viện với chẩn đoán sốt xuất huyết - dengue (SXH-D) tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2015 - 3/2021. Độ tuổi nhập viện có trung vị là 4 tuổi (IQR: 2 - 7). Bệnh gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái, và 31,8% số bệnh nhi có tiền căn đã từng nhiễm siêu vi EBV, CMV. Sốt cao liên tục kéo dài, gan to và lách to là các đặc điểm lâm sàng thường gặp, giúp gợi ý chẩn đoán. Nhóm SXH-D nặng chiếm 56,1%, trong đó, sốc SXH-D và suy tạng nặng chiếm lần lượt 28,8% và 27,3%. Giảm ít nhất 2/3 dòng tế bào máu (86,4%), tăng ferritin máu > 500 ng/ml (98,5%), tăng triglyceride (74,2%), hình ảnh thực bào máu trên tủy đồ là các đặc điểm thường gặp. Ngoài ra, tăng LDH > 300 U/L, tăng men gan, tăng bilirubin toàn phần, giảm fibrinogen cũng là những biểu hiện thường gặp của HCTBM-D. Bệnh thường diễn tiến đến hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng. Điều trị chủ yếu là hỗ trợ, có hoặc không phối hợp với corticosteroid và IVIG.
Kết luận: Cần theo dõi sát các trường hợp sốt xuất huyết dengue có sốt cao kéo dài, giảm 2/3 dòng tế bào máu hoặc có tổn thương đa cơ quan để sớm phát hiện hội chứng thực bào máu. Bệnh có khả năng hồi phục hoàn toàn, điều trị chủ yếu là hỗ trợ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng thực bào máu, sốt xuất huyết Dengue