ÁP DỤNG THANG SIGMA TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM TẠI KHOA SINH HÓA - BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Thu Hà1, Nguyễn Hoàng Phương1, Phan Thị Thanh Nhàn1, Hà Văn Đại1, Hoàng Thị Hạnh1, Nguyễn Thị Thanh Hải1,2,, Phạm Ngọc Thạch1
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Áp dụng Sigma metric đánh giá hiệu năng phân tích của các xét nghiệm hóa sinh tại Bệnh viện
Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đó lập kế hoạch kiểm soát chất lượng (QC).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 24 chỉ số xét nghiệm hóa sinh từ tháng 2/2022
đến tháng 5/2022 tại Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Độ lệch được tính dựa trên kết
quả ngoại kiểm của RIQAS (%DEV). Hệ số biến thiên mô tả độ phân tán của các dữ liệu nội kiểm ở hai
cấp độ trong ba tháng và TEa là giới hạn chấp nhận cho từng xét nghiệm. Trong nghiên cứu của chúng tôi
sử dụng bộ tiêu chuẩn của CLIA (Clinical Laboratory Improvement Amendment - Tổ chức tiêu chuẩn cải
tiến phòng xét nghiệm lâm sàng) làm mục tiêu chất lượng. Giá trị sigma của từng xét nghiệm sinh hóa được
tính theo dữ liệu trên. Kế hoạch nội kiểm và cải tiến chất lượng đã được điều chỉnh theo quy tắc Westgard
Sigma.
Kết quả: Hầu hết các xét nghiệm trên cả hai máy đều có giá trị Sigma lớn hơn 3 (ngưỡng giá trị tối thiểu được
chấp nhận): trên máy AU400 có 81,25% xét nghiệm, trên máy C501 là 97,78% xét nghiệm. Dựa vào hiệu năng
phương pháp, lựa chọn quy trình nội kiểm phù hợp với từng xét nghiệm theo quy tắc Westgard Sigma.
Kết luận: Công cụ Six Sigma là phương pháp hữu ích, mang tính định lượng giúp đánh giá nhanh, chính
xác chất lượng xét nghiệm từ đó đưa ra kế hoạch cải tiến hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. PGS.TS.BS. Đặng Thị Ngọc Dung (2020). Tổ chức và quản lý phòng xét hiệm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Vũ Thị Minh Hiền (2021). Áp dụng thang Sigma trong đánh giá chất lượng xét nghiệm Hóa sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam tập 509 - tháng 12, 153 - 158.
3. Sten Westgard, MS (2020). Secrets of Better Sigma Metrics, Part Two, Westgard QC.
4. Bingfei Zhou và cộng sự (2019). Practical application of Six Sigmamanagement in analytical biochemistry processes in clinical settings,J Clin Lab Anal. 2020.
5. B. Vinodh Kumar, Thuthi Mohan (2018). Sigma metrics as a tool for evaluating the performance of internal quality control in a clinical chemistry laboratory J Lab Physicians, 10, 194-9.
6. Gou X, Zhang T, Gao X, Li P, You T, Wu Q, el al (2018). Sigma metrics for assessing the analytical quality of clinical chemistry assays: a comparison of two approaches. Biochem Medica; 28 (2):020708.
7. Westgard JO (2013). Statistical Quality Control Procedures, Clin Lab Med. 2013 Mar 1;33(1):111-24.
8. Coskun A., Unsal I., Serteser M. và cộng sự. (2010). Six Sigma as a Quality Management Tool: Evaluation of Performance in Laboratory Medicine. Quality Management and Six Sigma. Sciyo.