CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG XẤU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM NÃO DO HERPES SIMPLEX TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Du Trọng Đức1,, Nguyễn Hoan Phú2, Trần Thị Hồng Châu3, Nguyễn Thị Hoàng Mai3, Diệp Yến Nhi4, Nghiêm Mỹ Ngọc2, Đông Thị Hoài Tâm4, Nguyễn Văn Vĩnh Châu2,4, Hồ Đặng Trung Nghĩa1
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
3 Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford
4 Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm não do virus Herpes simplex (HSV) là một trong số ít các bệnh lý nhiễm trùng thần kinh do virus có thuốc điều trị đặc hiệu. Chẩn đoán xác định đòi hỏi phải có công cụ PCR-HSV trong dịch não tủy (DNT). Hiện tại, ở Việt Nam, vẫn chưa có nhiều thông tin về kết quả điều trị viêm não do HSV và các yếu tố liên quan đến kết cục xấu sau điều trị.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và các yếu tố tiên lượng kết cục sau điều trị viêm não do HSV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 01/2010 - 12/2016, có tất cả 75 trường hợp viêm não do HSV (3 trường hợp < 15 tuổi) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. 100% các ca bệnh có PCR-HSV dương tính trong DNT. Các triệu chứng chính ở bệnh nhân là sốt (99%), đau đầu (87%), rối loạn ý thức tại thời điểm nhập viện (86%) và co giật (43%). Có 56% (24/43) trường hợp có bất thường trên CT-Scan sọ
não và 91% (21/23) trường hợp bất thường trên MRI sọ não. Có 93% (70/75) bệnh nhân được điều trị với
thuốc kháng virus (acyclovir truyền tĩnh mạch: 62/70, valacyclovir uống: 8/70). Trong các trường hợp viêm
não HSV được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ tử vong tại thời điểm xuất viện
là 11,3% (8/71). Phân tích hồi quy đa biến (đối với các trường hợp có điều trị thuốc kháng virus) cho thấy
điểm Glasgow tại thời điểm bắt đầu điều trị loại thuốc kháng virus đầu tiên có liên quan đến kết cục xấu
của bệnh nhân tại thời điểm xuất viện (OR 0,60; KTC95%: 0,40 - 0,90; p = 0,013) và thời điểm sau xuất
viện 6 tháng (OR 0,47; KTC95%: 0,24 - 0,93; p = 0,03).
Kết luận: Điểm Glasgow tại thời điểm bắt đầu điều trị loại thuốc kháng virus đầu tiên là yếu tố tiên lượng độc lập kết cục xấu của bệnh nhân viêm não HSV tại thời điểm xuất viện và sau xuất viện 6 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Glaser, C. and K.C. Bloch, Encephalitis: why we need to keep pushing the envelope. Clinical infectious diseases, 2009. 49(12): p. 1848-50.
2. Whitley, R.J., et al., Vidarabine versus acyclovir therapy in herpes simplex encephalitis. The New England journal of medicine, 1986. 314(3): p. 144-9.
3. Venkatesan, A., et al., Case definitions, diagnostic algorithms, and priorities in encephalitis: consensus statement of the international encephalitis consortium. Clinical infectious diseases :, 2013. 57(8): p. 1114-28.
4. Thakur, K.T., et al., Predictors of outcome in acute encephalitis. Neurology, 2013. 81(9): p. 793-800.
5. Nghĩa, H.Đ.T., et al., Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng bệnh viêm não cấp tại khu vực phía Nam Việt Nam. Truyền nhiễm Việt Nam, 2015. 1(9): p. tr.2-9.
6. Tan le, V., et al., Viral aetiology of central nervous system infections in adults admitted to a tertiary referral hospital in southern Vietnam over 12 years. PLoS neglected tropical diseases, 2014. 8(8): p.e3127.
7. McGrath, N., et al., Herpes simplex encephalitis treated with acyclovir: diagnosis and long term outcome.
Journal of neurology, neurosurgery, and psychiatry, 1997. 63(3): p. 321-6.
8. Raschilas, F., et al., Outcome of and prognostic factors for herpes simplex encephalitis in adult patients: results of a multicenter study. Clinical infectious diseases :, 2002. 35(3): p. 254-60.
9. Solomon, T., et al., Management of suspected viral encephalitis in adults--Association of British Neurologists and British Infection Association National Guidelines. The Journal of infection, 2012. 64(4): p. 347-73
10. Pouplin, T., et al., Valacyclovir for herpes simplex encephalitis. Antimicrobial agents and chemotherapy, 2011. 55(7): p. 3624-6.
11. Posey, S.K., J.D. Cleary, and P. Evans, Herpes simplex virus encephalitis pharmacotherapy: alternative treatment options. The Annals of pharmacotherapy, 2013. 47(7-8): p. 1103-4.
12. Singh, T.D., et al., Predictors of outcome in HSV encephalitis. Journal of neurology, 2016. 263(2): p. 277-89.
13. Erdem, H., et al., Results of a multinational study suggest the need for rapid diagnosis and early antiviral treatment at the onset of herpetic meningoencephalitis. Antimicrobial agents and chemotherapy, 2015. 59(6): p. 3084-9.