NHẬN XÉT VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP NHẬN LẤY MẪU TỬ THIẾT XÂM NHẬP TỐI THIỂU

Phạm Thị Nguyệt Quyên1,, Nguyễn Thị Bích Huệ1, Trần Thị Hải Ninh1, Rogier Van Doorn2, Phạm Ngọc Thạch1, Nguyễn Thị Mai Hương3, Tạ Thị Diệu Ngân4
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford (OUCRU)
3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Truyền thông công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức của người dân
trong xã hội.
Mục tiêu: Nhận xét vai trò của truyền thông trong thay đổi nhận thức của người dân đối với việc chấp thuận
kỹ thuật tử thiết xâm lấn tối thiểu (MIA).
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước và sau buổi truyền thông giới thiệu về MIA cho người
đại diện hợp pháp của các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong thời gian
nghiên cứu từ ngày 01/3/2023 đến ngày 31/8/2023.
Kết quả và kết luận: Có 68 người tham gia nghiên cứu, gồm 29 nam (42,6%), tuổi trung bình là 43,8 tuổi.
Sau can thiệp, tỷ lệ đồng ý thực hiện MIA với người thân tăng từ 38,2% lên 97,1%, muốn tìm hiểu thêm về
MIA tăng từ 79,4% lên 91,2% và cho rằng MIA có ích cho việc xác định nguyên nhân tử vong tăng từ 88,2%
lên 98,5%. Nhóm không theo tôn giáo và nhóm có người nhà đang điều trị tại các Khoa Cấp cứu hoặc Điều trị
tích cực có tỷ lệ chấp thuận MIA sau truyền thông tăng lên rõ rệt so với trước truyền thông, lần lượt là 39,7%
lên 42,6% và 48,5% lên 69,1% với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p tương ứng là 0,021 và 0,030. Can
thiệp truyền thông công tác xã hội giúp thay đổi nhận thức của người dân về MIA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Prabhat, J. (2014). Reliable direct measurement of causes of death in low-and middle-income countries. BMC medicine. 12:1-10.
2. Castillo, P., E. Ussene, M.R. Ismail, et al. (2015). Pathological methods applied to the investigation of causes of death in developing countries: minimally invasive autopsy approach. PloS one. 10(6):e0132057.
3. Castillo, P., M.J. Martínez, E. Ussene, et al. (2016). Validity of a minimally invasive autopsy for cause of death determination in adults in Mozambique: an observational study. PLoS medicine. 13(11):e1002171.
4. Dieu, N.T.T., N.D. Phuong, M.N. Le Thao, et al. (2023). Knowledge and attitudes toward complete diagnostic autopsy and minimally invasive autopsy: A cross-sectional survey in Hanoi, Vietnam. 3(3):e0001685.
5. Ngwenya, N., D. Coplan, S. Nzenze, et al. (2017). Community acceptability of minimally invasive autopsy (MIA) in children under five years of age in Soweto, South Africa. 40(2):108-121.
6. Maixenchs M, Anselmo R, Zielinski-GutieÂrrez E, et al. (2016).
Willingness to Know the Cause of Deathand Hypothetical Acceptability of the Minimally Invasive Autopsy in Six Diverse African and Asian Settings: A Mixed Methods Socio-Behavioural Study. PLoS Med 13(11): e1002172.
7. Charlton, R.J.J.o.t.R.S.o.M. (1994). Autopsy and medical education: a review. 87(4):232.