KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ACINETOBACTER SPP. VÀ PSEUDOMONAS SPP. TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN NĂM 2023

Nguyễn Vĩnh Nghi1,, Lê Huy Thạch1, Nguyễn Quang Trung1, Nguyễn Huỳnh Như Ý1, Trương Văn Hội1
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Acinetobacter spp., Pseudomonas spp. là những vi khuẩn có kháng kháng sinh cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các nhiễm khuẩn bệnh viện.
Mục tiêu: Đánh giá kháng kháng sinh của Acinetobacter spp. và Pseudomonas spp. phân lập được từ các bệnh phẩm trong năm 2023 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Lấy 109 mẫu nuôi cấy có các chủng vi khuẩn Acinetobacter spp., Pseudomonas spp. phân lập được tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ ngày 01/10/2022 đến ngày 30/9/2023.
Kết quả và kết luận: Bệnh phẩm phân lập được Acinetobacter spp. nhiều nhất là: Đờm (70,4%), và Pseudomonas spp. là: Đờm (27,3%). Acinetobacter spp. phân lập được ở nam giới là 66,3%, ở nữ giới là 33,7% và Pseudomonas spp. phân lập được ở nam giới là 72,7%, ở nữ giới là 27,3%; số lượng người ở các độ tuổi có Acinetobacter spp. phân lập được nhiều nhất ở độ tuổi 50 đến 70 (40,8%) và Pseudomonas spp. phân lập được nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 49 (36,4%). Acinetobacter spp. thể hiện tính kháng thuốc cao hơn Pseudomonas spp. Các kháng sinh như ceftriaxon, ceftazidim, cefepim, gentamicin, ciprofloxacin đều bị kháng lên tới hơn 80%. Tỷ lệ kháng imipenem và meropenem gần nhau tương đương khoảng 70%. Phát hiện một số chủng kháng colistin. Pseudomonas spp. còn khá nhạy với cefepim, ciprofloxacin, meropenem, amikacin, ceftazidim với tỷ lệ lần lượt: 85,7%; 77,8%; 72,8%, 71,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Doãn Cảnh, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức Ninh, Lí Thành Hữu, Cao Hữu Nghĩa (2014). Tình hình kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa phân lập được trên bệnh phẩm tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 61(2014), tr 156-163.
2. Đường Hồng Điệp, Cao Thị Phụng (2022). Sự lưu hành các chủng Acinetobacter baumannii kháng carbapenem tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học, số 521(2022).
3. Vũ Ngọc Hiếu, Phạm Hồng Nhung (2017). Mức độn kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng da và mô mềm ở bệnh nhân đái tháo đường phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 3(2017).
4. Nguyễn Phú Hương Lan, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Lê Thị Dưng, Nguyễn Thị Thu Yến (2012). Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter và Pseudomonas phân lập tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới năm 2010, số 68, Thời sự Y học 3/2012.
5. Cao Minh Nga (2008). Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Thống Nhất trong năm 2006, Y học TP. Hồ Chí Minh, 12,194-200.
6. Ngô Thị Hồng Phương, Nguyễn Quốc Hiệu, Cao Hữu Nghĩa, Vũ Lê Ngọc Lan, Trần Thái Thanh (2013). Tình hình kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii phát hiện được tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 47, năm 2013.
7. Bùi Nghĩa Thịnh và cộng sự (2010). Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương”, Tạp chí Y học thực hành, 12(2010).
8. Nguyễn Thị Đoan Trinh, Phan Thị Lan Phương, Hoàng Thị Minh Hòa, Nguyễn Huy Hoàng (2023). Đặc điểm gây bệnh và tính kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện C Đà Nẵng, Tạp chí Y Dược Cần Thơ, số 58(2023).
9. Huỳnh Thị Vân (2014). Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và chi phí điều trị ở bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Tạp chí Y học thực hành, 12(2015).
10. https://vietnamnet.vn/khoahoc/201009/Nhat-Ban-Hang-chuc-nguoi-chet-vi-sieu-vi-khuan-933893/