THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ BIẾNG ĂN DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG NĂM 2023

Ngô Thị Hiếu Minh1,, Trần Thanh Dương2
1 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 150 trẻ suy dinh dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhẹ cân là 44,7%, thấp còi 38,3% và gầy còm chiếm 17,0%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ suy dinh dưỡng và các thể suy dinh dưỡng (p < 0,05). Có 94 trẻ biếng ăn. Trong đó. biếng ăn mức độ nhẹ (39,4%) và mức độ vừa (45,7%), biếng ăn mức độ nặng (14,9%).
Biến ăn gặp ở trẻ có độ tuổi ≥ 12 tháng (100%) và ở nam (64,9%) cao hơn ở nữ (35,1%). Tỷ lệ các thể suy dinh dưỡng nhẹ cân là 44,7%, thấp còi 38,3% và gầy còm chiếm 17,0%.
Kết luận: Trẻ suy dinh dưỡng có tỷ lệ biếng ăn cao (62,7%), có sự khác biệt biếng ăn theo độ tuổi, giới tính và các thể dinh dưỡng (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Allen Frances (1994). Feeding Disorder of Infancy or Early Childhood”. Diagnostic and Statistical manual of mental disorder. DSM - IVTM,4th, American Psychiatric association - Washington DC.
2. Irene Chatoor. Chẩn đoán và điều trị các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Carruth B.R., Ziegler P.J., Gordon A., et al. (2004). Prevalence of picky eaters among infants and toddlers and their caregivers’ decisions about offering a new food. J Am Diet Assoc, 104(1 Suppl 1), s57 - 64.
4. Abbott Nutrition (2009). Regional Summit the Identification and Management of Children with Feeding difficulties, Singapore., .
5. Mai Thị Mỹ Thiện và cộng sự (2010). Tình trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, (10/2010).
6. Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng (2016). Đánh giá tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở trẻ từ 6 - 59 tháng tuổi bị biếng ăn đến khám tư vấn dinh dưỡng tại cơ sở 2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Hội nghị khoa học Dinh dưỡng lâm sàng.
7. Nguyễn Thanh Danh (1999). Khảo sát tình hình chán ăn ở trẻ em. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (Số 1), 44-48.
8. WHO (2024). WHO child growth standards: training course on child growth assessment. < https://www.who.int/publications - detail - redirect/9789241595070 > , accessed: 01/10/2024.
9. Đào Thị Yến Phi (2006). Đặc điểm tình trạng biếng ăn được gia đình nhận định của trẻ dưới 15 tuổi khám tại Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ nhi khoa, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
10. Manikam R. and Perman J.A. (2000). Pediatric feeding disorders. J Clin Gastroenterol, 30(1), 34-46.
11. Leung A.K., Marchand V., and Sauve R.S. (2012). The “picky eater”: The toddler or preschooler who does not eat. Paediatr Child Health, 17(8), 455-457.
12. Goh D.Y. and Jacob A. (2012). Perception of picky eating among children in Singapore and its impact on caregivers: a questionnaire survey. Asia Pac Fam Med, 11(1), 5.
13. Dubois L., Farmer A.P., Girard M., et al. (2007). Preschool children’s eating behaviours are related to dietary adequacy and body weight. Eur J Clin Nutr, 61(7), 846-855.
14. Lưu Thị Mỹ Thục, Nguyễn Thị Hằng Nga và Bùi Thị Ngọc Ánh (2018). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi bị biếng ăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 14(1), 16-21.