ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẶT, CHĂM SÓC CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Doãn Thị Nguyệt1,, Phạm Thị Tâm1, Nguyễn Thị Huyền1
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng đặt, chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng chăm sóc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. 2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp trong đặt, chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2023.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trước sau, nghiên cứu trên 170 điều dưỡng, hộ sinh đã ký hợp đồng làm việc, trực tiếp chăm sóc người bệnh nội trú có thực hiện thủ thuật đặt, chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Kết quả và kết luận: Qua khảo sát 170 điều dưỡng, hộ sinh trước và sau khi can thiệp đã chỉ ra thực trạng kỹ thuật đặt, chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi (TMNV), đồng thời đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng can thiệp như: Quy trình đặt catheter TMNV: Điểm trung bình trước can thiệp 6,69 điểm, sau can, thiệp đạt: 8,38 điểm. Quy trình chăm sóc catheter TMNV trước can thiệp 7,75, sau can thiệp: 7,8 điểm. Đối với kỹ thuật đặt catheter TMNV tỷ lệ bàn giao catheter trước can thiệp đạt 11,8%, sau can thiệp bàn giao bằng công cụ SBAR theo hướng dẫn của chuyên gia đạt: 83,5%, đối với kỹ thuật chăm sóc catheter TMNV tỷ lệ bàn giao catheter trước can thiệp 7,1%, sau can thiệp đạt: 85,3%; Tình trạng viêm tĩnh mạch trước can thiệp 11,1%, sau can thiệp 2,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên người bệnh đặt catheter trong lòng mạch.
2. Bệnh viện Bưu điện (2020). Đánh giá thực trạng chăm sóc catheter mạch máu của điều dưỡng Bệnh viện Bưu điện năm 2020, https://luanvanyhoc.com/danh-gia-thuc-trang-cham-soc-catheter-mach-mau-cuadieu-duong-benh-vien-buu-dien/.
3. Đặng Duy Quang (2020). Đánh giá tình trạng viêm tại chỗ trên người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện Tru ương Huế, Tạp chí Y học lâm sàng - số 63/2020.
4. Nhung, L. T., Trung, T. Q., & Cúc, L. T. (2021). Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 145(9), 85-92. https://doi.org/10.52852/tcncyh.v145i9.272.
5. Dychter SS, Gold DA, Carson D, Haller M. Intravenous therapy: a review of complications and
economic considerations of peripheral access. J Infus Nurs. 2012;35(2):84-91. doi: 10.1097/
NAN.0b013e31824237ce. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar].
6. Mermel LA. Short-term peripheral venous catheter-related bloodstream infections: a systematic review. Clin Infect Dis. 2017;65(10):1757-1762. doi: 10.1093/cid/cix562. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar.
7. Marsh, N.; Webster, J.; Ullman, A.J.; Mihala, G.; Cooke, M.; Chopra, V.; Rickard, C.M. Peripheral
intravenous catheter noninfectious complications in adults: A systematic review and meta-analysis. J. Adv. Nurs. 2020, 76, 3346-3362. [CrossRef] [PubMed].