CĂN NGUYÊN VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2020 - 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu của người bệnh được chỉ định xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2022.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu từ toàn bộ hồ sơ bệnh án của người
bệnh được chỉ định nuôi cấy nước tiểu tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2022 với kết quả nuôi cấy nước tiểu có vi khuẩn gây bệnh dương tính theo tiêu chuẩn Kass.
Kết quả: Phân lập được 565 chủng vi khuẩn gây NKTN. Trong đó, nhóm vi khuẩn Gram âm chiếm 80,53%, nhóm vi khuẩn Gram dương chiếm 19,47%. E. coli phân lập được 350 chủng (61,95%), Enterococcus spp 57 chủng (10,09%), K. pneumoniae 38 chủng (6,73%) và S. saprophyticus 24 chủng (4,25%); theo nhóm tuổi E. coli là căn nguyên hàng đầu gây NKTN tỷ lệ lần lượt ở 3 nhóm tuổi < 20, 20 - 50, > 50 là 75,0%, 64,4%, 53,7%; Theo giới, E. coli ở nam giới là 53,4%, ở nữ giới là 65,0% chiếm tỷ lệ cao nhất so với các căn nguyên vi khuẩn khác; Tại các khoa phòng E. coli vẫn là căn nguyên chiếm tỷ lệ cao hơn các loài vi khuẩn khác.
Kết luận: Căn nguyên vi khuẩn gây NKTN thường gặp là nhóm vi khuẩn Gram âm (80,53%). E. coli là căn nguyên vi khuẩn hàng đầu gây NKTN chiếm 61,95% sau đó là Enterococcus spp (10,09%) và K. pneumoniae (6,73%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn tiết niệu, E. coli, Enterococcus spp, K. pneumoniae, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Lê Chuyên. Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu 2021. Hội thận học Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Huế: Hội thận học Việt Nam; 2021. p. 15.
3. Kallirhoe Kalinderi, Dimitrios Delkos, Michail Kalinderis, Apostolos Athanasiadis, Ioannis Kalogiannidis. Urinary tract infection during pregnancy: current concepts on a common multifaceted problem. Journal of Obstetrics and Gynaecology. 2018;38(4):448-53.
4. Trần Văn Hinh. Nhiễm Khuẩn tiết niệu. 2008.
5. Chung Khả Hân, Đặng Nguyễn Đoan Trang. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học
Việt Nam. 2022;517(1).
6. Mahmoud A Mohammed, Tarig MS Alnour, Osama M Shakurfo, Mariam M Aburass. Prevalence and antimicrobial resistance pattern of bacterial strains isolated from patients with urinary tract infection in
Messalata Central Hospital, Libya. Asian Pacific journal of tropical medicine. 2016;9(8):771-6.
7. Ngô Đức Kỷ. Khảo sát tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo đường. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;510(2).
8. Trần Quốc Huy, Trần Thị Mộng Lành, Lý Ngọc Trâm, Trần Duy Thảo. Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và kháng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;523(1).
9. Denise Swei Lo, Huei Hsin Shieh, Selma Lopes Betta Ragazzi, Vera Hermina Kalika Koch, Marina Baquerizo Martinez, Alfredo Elias Gilio. Community-acquired urinary tract infection: age and genderdependent etiology. Brazilian Journal of Nephrology. 2013;35:93-8.
10. Nguyễn Lương Toàn. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. 2021.