ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH TÁI DIỄN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Tiến Phú1, Đình Văn Huy1,
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh viêm tai giữa tái diễn ở trẻ em tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ của viêm tai giữa ứ dịch tái diễn ở trẻ em.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 45 trường hợp được chẩn đoán là viêm tai giữa ứ dịch tái diễn tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 7 năm 2023.


Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình trung là 2,64 ± 1,83, nhỏ nhất là 12 tháng, lớn nhất là 9 tuổi, tỷ lệ trẻ nam cao hơn trẻ nữ (62,2% và 37,8%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là chảy dịch mũi 88,89%, chảy dịch tai 46,67%. Trẻ bị bệnh cả hai tai có tỷ lệ: 88,89%, viêm mũi xoang cấp 77,78%, VA quá phát: 44,44%, có Amydales quá phát độ 3: 42,23%. Thời gian bị bệnh trước khi nhập viện cao nhất là 1 tuần có tỷ lệ 60%, thời gian diễn biến của mỗi lần VTGUD nhiều nhất là 2 tuần chiếm tỷ lệ 62,22%. Số lần tái diễn VTGUD của trẻ nhiều nhất sau 2 tuần: 37,78%.


Các yếu tố nguy cơ: Có 3 nhóm nguy cơ chính là: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ; điều kiện sinh hoạt, môi trường sống; các bệnh lý thuộc vùng TMH (viêm mũi xoang, viêm A - VA, cơ địa dị ứng).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gerhard Grevers Rudolf Probst, Heinrich Iro (2006). "Otitis media with effusion", Basic Otorhinolaryngology,, tr. 240-242.
2. Nguyễn Thị Hoài An (2006)."Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 33-41.
3. Đỗ Thành Chung (1999). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm tai ứ dịch tại viện tai mũi họng, Luận văn Thạc sĩ y học.
4. CD Bluestone (1996). "Otitis media, ateletasis and eustachian tube dysfunction", Pediatrics otolaryngology, tr. 388 -563.
5. RM Rosenfeld, Culpepper, L, Doyle, KJ, Grundfast, KM, et al (2004). "Clinical practice guideline: Otitis media with effusion.", Otolaryngol Head and Neck Surg., 130(5), tr. 95-118.
6. I Williamson (2007). "Otitis media with effusion in children.", Clin Evid (Online), tr. pii: 0502.
7. Martin Sancho, Villafruella Sanz MA, Alvarez Vicent JJ (1997). "Incidence and treatment of otitis with effusion in patients with cleft palate", Acta Otolaryngol Esp, 48(6), tr. 441-445.
8. DJ Kay, Nelson M, Rosenfeld RM (2001). "Meta - analysis of tympanostomy tube sequelea", Otolaryngol Head Neck Surg, 124(4), tr.374-380.
9. Lại Thị Hoài Thư (2008). Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học trong viêm tai giữa ứ dịch, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. M.L Casselbrant, Mandel E.M. "Acute Otitis Media and Otitis Media with Effusion", Cummings - Otolaryngology - 5th, tr. 2761-2777.