ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG MỨC ĐỘ NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Đức Phúc1,, Lưu Văn Hậu1
1 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nặng điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 64 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nặng từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023
Kết quả: Tuổi trung bình 71,1 ± 16,8; thấp nhất 23 tuổi, cao nhất 96 tuổi; nam giới 65,6%; nữ giới 34,4%. Lâm sàng: Tiền sử hút thuốc lá chiếm 46,8%. Rối loạn ý thức chiếm 10,9%; nhiệt độ ≥ 37,50C 48,5%; tần
số tim ≥ 125 lần/phút 21,8%; tần số thở ≥ 30 lần/phút 31,2%; huyết áp tâm thu < 90 mmHg 23,4%; SpO
2 < 90% chiếm 43,7%; ran ẩm, ran nổ 89,1%. Cận lâm sàng: Bạch cầu > 10 G/L 66,4%; bạch cầu < 4 G/L 9,3%;
PCT > 10 ng/mL 30,0%, PCT từ 2 - 10 ng/mL20,0%, 0,5 ng/mL ≤ PCT < 2 ng/mL10%. Cấy đờm dương tính 35,9%;
Haemophilus Influenza 56,5%; Klebsiella Pneumonia 21,7%. Phương pháp điều trị: Thở oxy 39,1%; thở máy không xâm nhập 29,7%; thở máy xâm nhập 31,2%; phối hợp aih loại kháng sinh 65,6%.
Kết quả: Khỏi bệnh 68,7%, chuyển tuyến dưới 7,8%, nặng xin về 23,5%.
Kết luận: Lâm sàng hay gặp sốt, mạch nhanh, huyết áp tụt, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ. Cận lâm sàng thường gặp bạch cầu tăng, procalcitonin tăng, vi khuẩn thường gặp là Haemophilus Influenza Klebsiella Pneumonia. Điều trị thường phối hợp hai kháng sinh, tỷ lệ khỏi bệnh cao nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao,chiếm 23,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jain S., Self W.H., Wunderink R.G., et al. (2015). Community-Acquired Pneumonia Requiring Hospitalization among U.S. Adults. N Engl J Med, 373(5), 415-427.
2. Phua J., Dean N.C., Guo Q., et al. (2016). Severe community-acquired pneumonia: timely management measures in the first 24 hours. Crit Care Lond Engl, 20(1), 237.
3. Mandell L.A., Wunderink R.G., Anzueto A., et al. (2007). Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society consensus guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am, 44 Suppl 2(Suppl 2), S27-72.
4. Nguyễn Tường Sơn (2020). Quyết định 4815/QĐ-BYT 2020 tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán viêm phổi mắc phải ở người lớn. Bộ Y tế.
5. Kim M.-A., Park J.S., Lee C.W., et al. (2019). Pneumonia severity index in viral community acquired pneumonia in adults. PloS One, 14(3), e0210102.
6. Hoàng Thị Thùy (2020). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ của viêm phổi mắc phải cộng động nặng tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viên Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Y học Đại học Y Hà Nội.
7. Wongsurakiat P., Chitwarakorn N. (2019). Severe community-acquired pneumonia in general medical wards: outcomes and impact of initial antibiotic selection. BMC Pulm Med, 19(1), 179.
8. Díaz A., Alvarez M., Callejas C., et al. (2005). [Clinical picture and prognostic factors for severe community-acquired pneumonia in adults admitted to the intensive care unit]. Arch Bronconeumol, 41(1), 20-26.
9. Thái Thị Nga (2014). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ số procalcitonin của bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Y học Đại học Y Hà Nội.
10. Lê Thị Chung Thủy (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính ở bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng. Luận văn Thạc sĩ Y học Đại học Y Hà Nội.
11. Syrjälä H., Broas M., Suramo I., et al. (1998). High-resolution computed tomography for the diagnosis of community-acquired pneumonia. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am, 27(2), 358-363.
12. Metlay J.P., Waterer G.W., Long A.C., et al. (2019). Diagnosis and Treatment of Adults with Communityacquired Pneumonia. An Official Clinical Practice Guideline of the American Thoracic Society and Infectious Diseases Society of America. Am J Respir Crit Care Med, 200(7), e45-e67.
13. Ewig S., Ruiz M., Mensa J., et al. (1998). Severe community-acquired pneumonia. Assessment of severity criteria. Am J Respir Crit Care Med, 158(4), 1102-1108.