ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ MANG THAI MẮC COVID-19 NẶNG VÀ NGUY KỊCH TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Trần Văn Quý1,, Nguyễn Thị Thương1, Nguyễn Thanh Hà1, Vũ Đình Phú1
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ mang thai mắc COVID-19 nặng và nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và kết quả điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 113 thai phụ được chẩn đoán COVID-19 nặng và nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 01/2020 - tháng 6/2022.
Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ lúc nhập viện là 30,8 ± 5,7 tuổi và tuổi thai trung bình lúc nhập viện là 29,5 ± 4,7 tuần. Các triệu chứng lâm sàng của các sản phụ thường gặp là khó thở (100%), ho (77,9%) và sốt (80,5%). Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ: Đa số các thai phụ có số lượng bạch cầu bình thường (73,5%), thai phụ có biểu hiện tăng CRP chiếm 94,5%, trong đó CRP > 100 mg/L, chiếm 21,1%. Pro-calcitonin chủ yếu trong khoảng từ 0,05 - 0,5 ng/mL chiếm 63,8%. Số lượng thai phụ có biểu hiện tăng LDH và tăng ferritin, lần lượt là 53,6% và 10,2%. Đa số thai phụ có tăng IL-6, chiếm tới 77,8%. Kết quả điều trị của thai phụ: Tỷ lệ tử vong là 5,3% trong số những bệnh nặng và nguy kịch. Kết quả thai kỳ: Có 60,2% thai phụ chấm dứt thai kỳ, trong đó hầu hết sinh mổ chiếm 97%. Nguyên nhất chấm dứt thai kỳ chủ yếu do tình trạng suy hô hấp của mẹ xấu đi.
Kết luận: Các thai phụ bị bệnh nặng và nguy kịch trong nghiên cứu có biểu hiện tăng đông và phản ứng viêm tăng. Tỷ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu thấp, và hơn ½ số trường hợp thai phụ chấm dứt thai kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Berumen-Lechuga MG, Leaños-Miranda A, Molina-Pérez CJ et al. Risk Factors for Severe-Critical COVID-19 in Pregnant Women. Journal of Clinical Medicine. 2023;12(18): 5812.
2. Pierce-Williams RAM, Burd J, Felder L et al. Clinical course of severe and critical coronavirus disease 2019 in hospitalized pregnancies: a United States cohort study. American journal of obstetrics & gynecology MFM. 2020; 2(3): 100134.
3. Tutiya C, Mello F, Chaccur G et al. Risk factors for severe and critical COVID-19 in pregnant women in a single center in Brazil. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine. 2022; 35(25): 5389-5392.
4. Barbosa RN, Braga MA, Costa BB et al. Treatment of pregnant and early postpartum women with severe and critical COVID-19: experience at a tertiary center. European Journal of Medical Research. 2022; 27(1): 269.
5. Limaye MA, Roman AS, Trostle ME et al. Predictors of severe and critical disease in pregnant women with SARS-CoV-2. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine. 2022; 35(25): 7536-7540.
6. Péju E, Belicard F, Silva S et al. Management and outcomes of pregnant women admitted to intensive care unit for severe pneumonia related to SARS-CoV-2 infection: the multicenter and international COVIDPREG study. Intensive Care Medicine. 2022; 48(9): 1185-1196.
7. Khoiwal K, Ravi AK, Mittal A et al. Maternal-Fetal Characteristics of Pregnant Women With Severe COVID Disease and Maternal-Neonatal Characteristics of Neonates With Early-Onset SARS-CoV-2 Infection: A Prospective Data Analysis. Cureus. 2022; 14(8).
8. Faraz S, Aftab N, Ammar A et al. an insight on the maternal-fetal outcomes of critically ill pregnant women during the second wave of COVID-19. Cureus. 2022; 14(1)