BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG GAN NHIỄM MỠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐÀN HỒI GAN THOÁNG QUA (FIBROSCAN) TẠI KHOA THĂM DÒ CHỨC NĂNG - BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan chuyển hóa (Metabolic Associated Fatty Liver Disease - MAFLD) là một thuật ngữ mới được Hiệp hội nghiên cứu về gan châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 đề
xuất. Tiêu chuẩn chẩn đoán MAFLD không phụ thuộc vào lượng rượu bệnh nhân sử dụng và có thể áp dụng ở bất cứ tình huống lâm sàng nào.
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hóa (MAFLD) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 520 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tháng 7/2024, mô tả, nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có gan nhiễm mỡ chiếm 37,31% và tỷ lệ nhiễm MAFLD là 25,77%. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Tỷ lệ MAFLD ở nam 30,72% cao hơn so với nữ 18,69%. Độ tuổi
trung bình của bệnh nhân MAFLD: 43,50 ± 13,82. Chủ yếu bệnh nhân MAFLD ở độ tuổi từ 31 - 60 tuổi. Lớn nhất là 31 - 40 tuổi chiếm 28,4%. Tỷ lệ bệnh nhân viêm gan virus B được chẩn đoán MAFLD là 24%, tỷ lệ bệnh nhân viêm gan C được chẩn đoán MAFLD là 13%, tỷ lệ bệnh nhân không nhiễm viêm gan virus được chẩn đoán MAFLD là 32%. Bệnh nhân MAFLD bị viêm gan B chiếm 63% cao gần gấp đôi nhóm không nhiễm virus 34%. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán MAFLD có mắc viêm gan C và viêm gan A thấp chỉ 1%. Chỉ số BMI trung bình của nhóm bệnh nhân MAFLD là 24,99 ± 2,42. Bệnh nhân được chẩn đoán MAFLD có tình trạng thừa cân BMI ≥ 23 chiếm tỷ lệ 97%.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hóa (MAFLD) ở người Việt Nam qua nghiên cứu trên là: 25,77% thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của thế giới (38,77%) và châu Á (36,31%) và gần tương
đương với khu vực châu Á - Thái Bình Dương (29,62%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Fibroscan, MAFLD
Tài liệu tham khảo
2. Trần Thị Khánh Tường và Trần Hoàng Đăng Khoa. Hướng dẫn của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan châu Á Thái Bình Dương trong chẩn đoán và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ liên quan chuyển hóa. 4, không biết chủ biên: Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2022, Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch, Tập 1, trang 65-75.
3. M, Eslam, et al. 6, 2020. The Asian Pacific Association for the Study of the Liver clinical practice guidelines for the diagnosis and management of metabolic associated fatty liver disease, Hepatology International, Vol. 14, pp. 889-919.
4. Võ Văn Huy và Bùi Hữu Hoàng. Thuật ngữ mới: Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan rối loạn chuyển hóa. Hồ Chí Minh: Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2022.
5. Chan, Kai En, et al. 9, 2022. Global Prevalence and Clinical Characteristics of Metabolic-associated Fatty Liver Disease: A Meta-Analysis and Systematic Review of 10 739 607 Individuals., The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, Vol. 107, pp. 2691-2700.
6. M, Eslam, et al. A new definition for metabolic dysfunction-associated fatty liver disease: An international expert consensus statement. 1, s.l. : Elsevier BV, 2020, Journal of Hepatology, Vol. 73, pp. 202-209.
7. T, Kawaguchi, et al. MAFLD enhances clinical practice for liver disease in the Asia-Pacific region. 2, s.l.: Clin Mol Hepatol, 2022, Vol. 28, pp. 150-163.