NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN XƠ HÓA GAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐÀN HỒI GAN THOÁNG QUA Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN TÍNH

Trần Thanh Hà1, Tô Duy Thư1,, Nguyễn Quốc Việt1, Nguyễn Thị Thảo1
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phương pháp đo đàn hồi gan thoáng qua (Fibroscan) ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và giá trị đo đàn hồi gan với siêu âm đàn hồi mô.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 268 bệnh nhân viêm gan B mạn tính đến khám tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, được đánh giá mức độ xơ hóa bằng máy đo đàn hồi
Fibroscan trong tháng 6/2024.
Kết quả và kết luận: Bệnh viêm gan ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nam và nữ tương đương nhau, không ảnh hưởng tới tình trạng thừa cân, béo phì. Hình ảnh tổn thương nhu mô gan trên siêu âm hầu hết ở giai đoạn
sớm (75,5%), và giai đoạn nhu mô gan thô (15,4%), giai đoạn xơ gan chiếm tỷ lệ không cao (9,1%). Giai đoạn xơ hóa gan trên đo đàn hồi nhu mô gan thoáng qua cũng gặp chủ yếu ở giai đoạn sớm F0 - F1 (80%),
các giai đạo F2
F4 chiếm tỷ lệ thấp (6,8%). Xơ hóa gan tăng lên ở bệnh nhân có tình trạng viêm gan cấp và có lượng virus đang nhân lên, đặc biệt có bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp kèm theo. Độ xơ hóa
gan có giảm ở bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc kháng virus.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Tiến Đ. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giá trị của Fibroscan trong đánh giá xơ hóa và nhiễm mỡ gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu, Luận văn Thạc sĩ Y học. Hà Nội: Học viện Quân y; 2017.
2. Hoàng Đình Anh, Lê Văn Phúc. Nghiên cứu mới liên quan giữa mức độ xơ hóa gan trên Fibroscan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Tạp chí Y học Quân sự, số đặc biệt 5/2024.
3. Lư Quốc Hùng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ý nghĩa của Fibroscan, Fibrotest trong chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính, Luận án Tiến sĩ Y học. Hà Nội: Học viện Quân y; 2018.
4. Ngô Thị Thanh Quýt (2010). "Chẩn đoán mức độ xơ hóa gan bằng phương pháp đo độ đàn hồi gan trên bệnh nhân gan mạn", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 14.
5. Nguyễn Viết Thịnh, Trịnh Văn Huy. Nghiên cứu đáp ứng sinh hóa, virus và độ đàn hồi gan ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn sau 12 tháng điều trị entecavir, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2014.
6. Nguyễn Đức Toàn (2008). Nghiên cứu chỉ số Fibroscan trong bệnh viêm gan mạn, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Phương (2012). Nghiên cứu chỉ số Fibrotest trong đánh giá mức độ xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan mạn tính, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Phan Thanh H. Siêu âm định lượng xơ gan (Fibroscan). Tạp chí Thời sự Y học. 2006;12:41-2.
9. Trần Thị Quỳnh Trang, Đào Thu Hồng, Phạm Thị Thu Thủy, Phạm Thị Nguyên (2021). “Nghiên cứu đặc điểm xơ hóa gan bằng máy Fibroscan trên nhóm BN bị bệnh gan”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 503, tháng 6-2021.
10. Trần Bảo Nghi (2016). Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược - Đại học Huế.
11. Trần Bảo Nghi, Ngô Thị Thanh Quýt, Hoàng Trọng Thảng và cộng sự (2015), “Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học ở BN viêm gan mạn”, Tạp chí Y Dược học (Đại học Y Dược Huế), số 24, tr. 59-65.
12. Vũ Thị Nhung (2012), Nghiên Cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính, Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Tran Thi Khanh Tuong, Dang Khoa Tran, Pham Quang Thien Phu, Tong Nguyen Diem Hong, Thien Chu Dinh, Dinh Toi Chu “Non-Alcoholic Fatty Liver Disease in Patients with Type 2 Diabetes: Evaluation of Hepatic Fibrosis and Steatosis Using Fibroscan” Diagnostics 2020, 10(3),59; https://doi.or g/10.3390/diagnostics10030159.
14. Chan H.L, Wong G.L, Choi P.C, Chan A.W, Chim A.M, Yiu K.K, Chan F.K, Sung J.J, Wong V.W (2009). “Alanine aminotransferasebased algorithms of liver stiffness measurement by transient elastography (Fibroscan) for liver fibrosis in chronic hepatitis B”, J Viral Hepat, 16, pp. 36-44.
15. Fernando Joseph Noel, AlbaRebecca Lim, Alba Willy. Factors associated with the severity of findings on hepatic transient elastography among persons with type 2 diabetes and fatty liver. Journal of the ASEAN Federation of Endocrine Societies. 2019; 34(2):134.
16. Fabrellas Nuria, Hernand z Rosario,Graupera Isabel, et al. Prevalence of hepatic steatosis as assessed by controlled attenuation parameter (CAP) in subjects with metabolic risk factors in primary care. A population-based study. PloS one. 2018; 13(9):0200656.
17. Gomez-Dominguez E. et al. (2006). "Transient elastography: a valid alternative to biopsy in patients with chronic liver disease", Aliment Pharmacol Ther. 24(3), tr. 513-8.
18. He T, Li J, Ouyang Y, Lv G, Ceng X, Zhang Z, et al.FibroScan Detection of Fatty Liver/Liver Fibrosis in 2266 Cases of Chronic Hepatitis B. Journal of clinical and translational hepatology. 2020;8(2):113-9.
19. Nishiura T. et al. (2005). "Ultrasound evaluation of the fibrosis stage in chronic liver disease by the simultaneous use of low and high frequency probes", Br J Radiol. 78(927), tr. 189-97.
20. Shaista A., Masroor I., Madiha B. (2013). "Evaluation of Chronic Liver Disease: Does Ultrasound Scoring Criteria Help?", International Journal of Chronic Diseases.
21. Zeng X. et al. (2015). "Performance of several simple, noninvasive models for assessing significant liver fibrosis in patients with chronic hepatitis B", Croatian Medical Journal. 56(3), tr. 272-279.