KHẢO SÁT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CEFTAZIDIM/ AVIBACTAM TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BỘI NHIỄM Ở BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Hồ Quang Minh1,, Võ Thị Thúy Nga2, Hà Thị Cẩm Tú2, Huỳnh Phương Thảo1, Nguyễn Phú Hương Lan1, Nguyễn Quốc Hòa2, Nguyễn Ngọc Khôi2
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2 Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm kháng carbapenem là một thách thức bệnh tật hiện nay. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19. Ceftazidim/avibactam (CZA) là một kháng sinh mới trong điều trị vi khuẩn Gram âm kháng carbapenem. Nghiên cứu nhằm khảo sát hiệu quả sử dụng kháng sinh ceftazidim/avibactam trong điều trị nhiễm khuẩn bội nhiễm ở bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 118 bệnh nhân COVID-19 nhiễm khuẩn bội nhiễm có chỉ định điều trị ceftazidim/avibactam từ tháng 06/2021 đến tháng 6/2022.
Kết quả: Tuổi trung vị của bệnh nhân trong nghiên cứu là 58. Bệnh nhân có chẩn đoán viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu (77,12%). K.pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất trong mẫu bệnh phẩm với tỷ lệ 75,21%. Trong mẫu bệnh phẩm, được xác định, trong đó phần lớn là OXA-48 (96,67%).
Trung vị thời gian sử dụng CZA là 10 ngày. Hầu hết bệnh nhân sử dụng CZA phối hợp với kháng sinh khác (94,92%). Tuổi cao, rối loạn tri giác, sốc và gen OXA-48 có liên quan đến kết cục tử vong sau 7 ngày điều trị với CZA. Sử dụng CZA trên bệnh nhân có PCR OXA-48 dương tính có thể làm tăng tỷ lệ sống sót sau 7 ngày. Tuổi cao, rối loạn tri giác, sốc và nhiễm trùng tiểu có liên quan đến kết cục tử vong sau cùng.
Kết luận: CZA là một trong những kháng sinh được xem xét trong điều trị vi khuẩn Gram âm đa kháng,
đặc biệt trên CRE sinh OXA-48 carbapenemase.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jorgensen SCJ, Trinh TD, Zasowski EJ, et al. Real-World Experience With ceftazidime-avibactam for Multidrug-Resistant Gram-Negative Bacterial Infections. Open forum Infect Dis. 019;6(12):ofz522. doi:10.1093/ofid/ofz522.
2. Paul M, Carrara E, Retamar P, et al. European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID) guidelines for the treatment of infections caused by multidrug-resistant Gram-negative bacilli (endorsed by European society of intensive care medicine). Clin Microbiol Infect Off Publ Eur Soc Clin Microbiol Infect Dis. 2022;28(4):521-547. doi:10.1016/j.cmi.2021.11.025.
3. Tamma PD, Aitken SL, Bonomo RA, Mathers AJ, van Duin D, Clancy CJ. Infectious Diseases Society of America 2022 Guidance on the Treatment of Extended-Spectrum β-lactamase Producing Enterobacterales (ESBL-E), Carbapenem-Resistant Enterobacterales (CRE), and Pseudomonas aeruginosa with Difficultto-Treat Resistance (DTR-P. . Clin Infect Dis. 2022;75(2):187-212. doi:10.1093/cid/ciac268.
4. Soriano A, Montravers P, Bassetti M, et al. The Use and Effectiveness of Ceftazidime-Avibactam in Real-World Clinical Practice: EZTEAM Study. Infect Dis Ther. 2023;12(3):891-917. doi:10.1007/
s40121-023-00762-9.
5. Doi Y. Treatment Options for Carbapenem-resistant Gram-negative Bacterial Infections. Clin Infect Dis an Off Publ Infect Dis Soc Am. 2019;69(Suppl 7):S565-S575. doi:10.1093/cid/ciz830.
6. Stewart A, Harris P, Henderson A, Paterson D. Treatment of Infections by OXA-48-Producing
Enterobacteriaceae. Antimicrob Agents Chemother. 2018;62(11). doi:10.1128/AAC.01195-18.
7. De la Calle C, Rodríguez O, Morata L, et al. Clinical characteristics and prognosis of infections caused by OXA-48 carbapenemase-producing Enterobacteriaceae in patients treated with ceftazidime-avibactam. Int J Antimicrob Agents. 2019;53(4):520-524. doi:https://doi.org/10.1016/j.ijantimicag.2018.11.015.
8. Alraddadi BM, Saeedi M, Qutub M, Alshukairi A, Hassanien A, Wali G. Efficacy of ceftazidime-avibactam in the treatment of infections due to Carbapenem-resistant Enterobacteriaceae. BMC Infect Dis. 2019;19(1):772. doi:10.1186/s12879-019-4409-1.
9. Goncalves Mendes Neto A, Lo KB, Wattoo A, et al. Bacterial infections and patterns of antibiotic use in patients with COVID-19. J Med Virol. 2021;93(3):1489-1495. doi:10.1002/jmv.26441.