KHẢO SÁT THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG, TÌNH TRẠNG HÔ HẤP, ĐIỆN GIẢI, KIỀM TOAN VÀ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ĐIỀU TRỊ DUNG DỊCH ALBUMIN 10% TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Vũ Minh Điền1,
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thay đổi huyết động, tình trạng hô hấp, điện giải, kiềm toan và rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue điều trị dung dịch albumin 10%.
Đối tượng và phương pháp: Tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán là SXH-D điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.
Kết quả: Qua nghiên cứu 86 trường hợp sốc sốt xuất huyết được truyền thêm dung dịch albumin 10% sau thất bại với HES 130 6%, tuổi trung bình 6,4 tuổi, dư cân 20,9%. Khảo sát huyết động học trong vòng 24 giờ sau truyền dung dịch albumin 10% cho thấy cải thiện tình trạng sốc với trị số nhịp mạch trung bình giảm có ý nghĩa sau 4 giờ, cải thiện hiệu áp, huyết áp tâm thu, tâm trương, trung bình. Dung tích hồng cầu trung bình (Hct) sau truyền albumin 10% 2 giờ là 41,4% cải thiện có ý nghĩa so với ban đầu là 43,6% và ổn định sau đó ở mức 38,1 - 40,5%. Có sự gia tăng nồng độ natri máu trong có ý nghĩa ở thời điểm 18, 24 giờ (132,6, 133,5 mmol/L) sau truyền dung dịch albumin 10% nhưng vẫn trong giới hạn bình thường do nồng độ natri máu ban đầu thấp (trung bình 125,7 mmol/L). Nồng độ chlor máu tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê và trong giới hạn bình thường. Không có sự khác biệt pH, PaCO2, HCO3- ở các thời điểm 6, 12, 18, 24 giờ so với ban đầu trong khi có sự cải thiện kiềm dư - base excess có ý nghĩa ở giờ thứ 6 so với ban đầu. Lactate máu giảm đáng kể ở giờ thứ 6 sau truyền dung dịch albumin 10%, và nồng độ lactate máu ở các thời điểm 12, 18, 24 giờ đều trong giới hạn bình thường. Thời gian đông máu nội sinh APTT có khuynh hướng tăng nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, thời gian đông máu ngoại sinh PT không thay đổi đáng kể ở các thời điểm 12, 24 giờ so với ban đầu. Lượng dung dịch albumin 10% được sử dụng trung bình là 15,6 ± 4,1 ml/kg trong thời
gian trung bình là 5,3 ± 2,1 giờ. Nghiên cứu cho thấy albumin 10% cải thiện được tổn thương gan và tình trạng suy hô hấp. Tác dụng phụ albumin ghi nhận nổi mề đay 2,3%, không ghi nhận run tiêm truyền hay sốc phản vệ khi truyền dung dịch albumin 10%. Kết quả điều trị không có tử vong.
Kết luận: Nghiên cứu giúp các bác sĩ lâm sàng có thêm một chọn lựa dung dịch albumin 10% đáng tin cậy để điều trị sốc sốt xuất huyết khi mà khan hiếm nguồn dung dịch dextran, HES 200 6%. Tuy nhiên, việc áp dụng dung dịch albumin 10% cần tuân thủ đúng chỉ định đúng thời điểm để tăng hiệu quả điều trị, tránh lạm
dụng gây tăng chi phí không cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue Ban hành kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-BYT, ngày 04 tháng 7 năm 2023.
2. Bridget A, Wills et al, Size and Charge Characteristics of the Protein Leak in Dengue Shock Syndrome, JID 2004:190 (15), p,810-8.
3. Luis Angel V, C et al, Biochemical Alterations as Markers of Dengue Hemorrhagic Fever, Am, J, Trop, Med, Hyg, 2008;78(3), pp, 370-374.
4. Nguyễn Văn Hảo, Biến đổi albumin/máu trong bệnh nhiễm Dengue cấp ở người lớn, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản của Số 1, tr 173-80, 2013.
5. Riffat M, et al, Predictors for Severity of Dengue Infection during Early Days of Infection, Walailak J Sci & Tech 2012; 9(4): 369-374.
6. Siripen Kalayanarooj, Choice of Colloidal Solutions in Dengue Hemorrhagic Fever Patients, J Med Assoc Thai 2008; Vol, 91 Suppl, 3.
7. Sunit Singhi et al Dengue and Dengue hemorrhagic fever: management issues in an intensive care unit, Jornal de Pediatria 2007; Vol, 83, No,2(Suppl), s23 - 35.
8. WHO,, “Handbook for Clinical Management of Dengue” World health Organization, Geneva, p,39-51,2012.
9. Yogananda Reddy et al (2014), Study on Serum Albumin as Prognostic Marker in Dengue, IOSR Journal of Dental and Medical Sciences Volume 13, Issue 3 Ver, IV, pp, 99-102.