ĐÁNH GIÁ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG XƠ HÓA GAN KHI ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ SOFOSBUVIR/VELPATASVIR/RIBAVIRIN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN C MẠN TÍNH CÓ XƠ GAN

Đình Văn Huy1, Nguyễn Thị Liên Hà2,
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh viêm gan virus C thật sự đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu cần quan tâm chính hiện nay. Nếu không được điều trị, viêm gan virus C diễn biến thành xơ gan, ung thư gan và có thể tử vong.
Mục tiêu: Đánh giá sự cải thiện tình trạng xơ gan của bệnh nhân viêm gan C mạn tính có xơ gan khi điều trị bằng phác đồ sofosbuvir/velpatasvir phối hợp Rribavirin.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc 12 tuần sau khi kết thúc điều trị. 93 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm gan C mạn tính theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm
gan virus C ban hành ngày 29/4/2021 kèm theo Quyết định số 2065 về chẩn đoán và điều trị viêm gan virus
C của Bộ Y tế. Các bệnh nhân được điều trị phác đồ sofosbuvir/velpatasvir và ribavirin trong 12 hoặc 24 tuần và theo dõi 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị.
Kết quả: Giá trị trung vị chỉ số Fibroscan trước điều trị là 30,8 kPa (IQR 20,9 - 45,0), sau khi kết thúc điều trị 12 tuần giảm còn 20,6 kPa (IQR 10,7 - 28,0). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điểm APRI tại các thời điểm T0, T4, T12 và T24 lần lượt là 2,1; 0,6; 0,5 và 0,7. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm APRI giữa thời điểm T0-T4; T0-T12 và T0-T24 với p < 0,05.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phác đồ phối hợp thuốc đường uống sofusbuvir/velpatasvir và ribavirin giúp cải thiện đáng kể tình trạng xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính có xơ gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gower E, Estes C, Blach S, Razavi-Shearer K, Razavi H. Global epidemiology and genotype distribution of the hepatitis C virus infection. J Hepatol. Nov 2014;61(1 Suppl):S45-57. doi:10.1016/j.jhep.2014.07.027,http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25086286.
2. Mohd Hanafiah K, Groeger J, Flaxman AD, Wiersma ST. Global epidemiology of hepatitis C virus infection: new estimates of age-specific antibody to HCV seroprevalence. Hepatology. Apr 2013;57(4):1333-42.doi:10.1002/hep.26141,http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23172780.
3. GBD. Mortality-Causes-of-Death-Collaborators. Global, regional, and national age-sex specific allcause and cause-specific mortality for 240 causes of death, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013. . Lancet Jan 10 2015 2016;385(9963):117-71. . doi:10.1016/S0140-6736(14)61682-2.
4. Bộ Y tế. Quyết định 2065 về việc ban hành cập nhật mới về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan virus C (29/04/2021). 2021.
5. Curry MP OLJ, Bzowej N, et al,. Sofosbuvir and Velpatasvir for HCV in Patients with Decompensated Cirrhosis. N Engl J Med Dec 31 2015 2015;373(27):2618-28. doi:10.1056/NEJMoa1512614.
6. Takehara T SN, Nishiguchi S, et al,. Efficacy and safety of sofosbuvir-velpatasvir with or without ribavirin in HCV-infected Japanese patients with decompensated cirrhosis: an open-label phase 3 trial. . Journal of gastroenterology Jan 2019 2019;54(1):87-95. doi:10.1007/s00535-018-1503-x.
7. Tarik Asselah SB, Stephen Pianko et al. Sofosbuvir/velpatasvir in patients with hepatitis C virus genotype 1-6 and compensated cirrhosis or advanced fibrosis. Liver international : official journal of the International Association for the Study of the Liver. 2018;38:443-450. https://doi.org/10.1111/liv.13534.
8. Ngô Anh Thế và cộng sự. Tiến triển xơ hóa gan theo kết quả Fibroscan ở bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính điều trị bằng thuốc kháng virus. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam 2016; Số đặc biệt:38-41.
9. Vũ Thị Thu Hương và cộng sự. Hiệu quả điều trị phác đồ Peg-interferon + ribavirin + sofosbuvir trên bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam 2016; Số đặc biệt(1):33-37.