KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV CHO TRẺ DƯỚI 18 THÁNG TUỔI KHU VỰC TỪ HUẾ TRỞ VÀO NAM NĂM 2022

Trần Tôn1,, Nguyễn Minh Hải2, Nguyễn Tường Vi1, Huỳnh Hoàng Khánh Thư1, Lê Văn Chương3, Vũ Xuân Thịnh1
1 Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Phú Yên
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hướng tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc và điều trị HIV cập nhật kèm Quyết định số 5968/QĐ-BYT; trong đó bao gồm phần hướng dẫn cập nhật về chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi theo hướng tiếp cận chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử ngay từ lúc mới sinh.
Mục tiêu: Khảo sát nhằm cung cấp dữ liệu về kết quả xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi theo hướng dẫn mới, cũng như tìm hiểu các yếu tố có thể liên quan đến lây truyền HIV từ mẹ sang con cho Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng là trẻ dưới 18 tháng tuổi phơi nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đang được quản lý/khám tại các phòng khám ngoại trú nhi (PKNT) thuộc các tỉnh/thành phố khu vực từ Huế trở vào Nam trong năm 2022.
Kết quả và kết luận: Trong năm 2022, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã xét nghiệm phát hiện được 26 (2,9%) trẻ dưới 18 tháng tuổi nhiễm HIV-1 bằng kỹ thuật Realtime-PCR từ 893 trường hợp trẻ đến khám tại các phòng khám ngoại trú HIV nhi thuộc các tỉnh/thành phố từ Huế trở vào Nam. Kết quả tỷ lệ dương tính trong các nhóm trẻ được dự phòng đầy đủ, dự phòng không đầy đủ và hoàn toàn không dự phòng lần lượt là 0,7%; 5,4% và 42,3% (p < 0,001); các yếu tố liên quan đến kết quả dương tính ở trẻ bao gồm việc tham gia chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, thời điểm tiếp cận chẩn đoán cho trẻ và thời điểm phát hiện nhiễm HIV của mẹ càng sớm thì nguy cơ nhiễm càng thấp (p < 0,001). Tỷ lệ ca nhiễm mới HIV ở trẻ em đang ngày càng giảm. Tuy nhiên, vẫn còn 11/26 (42,3%) trường hợp trẻ bị lây nhiễm do chưa được tiếp cận chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Do đó, cần tiếp tục tăng cường hơn nữa việc tiếp cận chương trình can thiệp Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con..

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc và điều trị HIV, ban hành kèm Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn dẫn quốc gia xét nghiệm HIV, ban hành kèm quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018.
3. Bộ Y tế. Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020, báo cáo số 124/BC-BYT ngày 04 tháng 02 năm 2021.
4. Trần Tôn và cộng sự. Kết quả xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi tại Phòng Tham chiếu Quốc gia xét nghiệm HIV của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh năm 2017, Tạp
chí Y học dự phòng tập 29, số 11 - 2019,55-62.
5. UNAIDS, Global HIV and AIDS statistic - 2022 fact sheet.
6. Ugochukwu EF, Onubogu CU, Edokwe ES, et al. A Review and Analysis of Outcomes from Prevention of Mother-to-Child Transmission of HIV Infant Follow-up Services at a Pediatric Infectious Diseases Unit of
a Major Tertiary Hospital in Nigeria: 2007-2020. Int J MCH AIDS. 2021;10(2):269-279.
7. Muto T., Kamiya J., Sawada T. et al (1985). Small flat adenoma of the large bowel with special reference to its clinicopathologic features. Dis Colon Rectum, 28: 847-851.
8. Vũ Văn Khiên, Trịnh Tuấn Dũng, Nguyễn Khắc Tấn và cộng sự (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và hiệu quả cắt polyp đại trực tràng kích thước trên 2 cm qua nội soi. Tạp chí Y
học Việt Nam, 2: 158-163.