BỆNH DẠI (Rabies) THỂ LIỆT: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG VÀ TỔNG QUAN Y VĂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh dại (Rabies) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như 100%. Cho đến nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh dại có hai thể lâm sàng là thể não (hay thể hung dữ) và thể liệt (hay thể im lặng). Mặc dù chiếm tỷ lệ từ 20 - 30% nhưng thể liệt có biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu và dễ bỏ sót chẩn đoán. Tiến triển liệt mềm cấp tính của bệnh dại thể liệt có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng Guillain-Barré và các bệnh do tổn thương não - tủy khác. Trong báo cáo này, chúng tôi mô tả một bệnh nhân với tiền sử có vết thương độ III do chó cắn, đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn biểu hiện bệnh cảnh liệt tiến triển tới hôn mê và tử vong. Các mẫu xét nghiệm PCR virus dại trong nước bọt, da gáy và dịch não tủy đều âm tính. Bệnh dại chỉ được khẳng định bằng phát hiện kháng thể virus dại trong dịch não tủy.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh dại, dại thể liệt, dại thể câm, liệt mềm cấp tính
Tài liệu tham khảo
2. Fooks AR, Banyard AC, Horton DL, Johnson N, McElhinney LM, Jackson AC. Current status of rabies and prospects for elimination. Lancet. 2014;384(9951):1389-1399. doi:10.1016/S0140-6736(13)62707-5.
3. Nguyen HTT, Afriyie DO, Tran CH, et al. Progress towards rabies control and elimination in Vietnam. Rev Sci Tech. 2019;38(1):199-212. doi:10.20506/rst.38.1.2953.
4. Hemachudha T, Ugolini G, Wacharapluesadee S, et al. Human rabies: neuropathogenesis, diagnosis, and management. Lancet Neurol. 2013;12(5):498-513. doi:10.1016/S1474-4422(13)70038-3.
5. Fooks AR, Cliquet F, Finke S, et al. Rabies. Nat Rev Dis Primers. 2017;3:17091. doi:10.1038/nrdp.2017.91.
6. Johnson N, Aréchiga-Ceballos N, Aguilar-Setien A. Vampire bat rabies: ecology, epidemiology and control. Viruses. 2014;6(5):1911-1928. doi:10.3390/v6051911.
7. Gadre G, Satishchandra P, Mahadevan A, et al. Rabies viral encephalitis: Clinical determinants in diagnosis with special reference to paralytic form. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2010;81(7):812-820. doi:10.1136/jnnp.2009.185504.
8. Hemachudha T, Wacharapluesadee S, Mitrabhakdi E, et al. Pathophysiology of human paralytic rabies. J Neurovirol. 2005;11(1):93-100. doi:10.1080/13550280590900409.
9. Mitrabhakdi E, Shuangshoti S, Wannakrairot P, et al. Difference in neuropathogenetic mechanisms in human furious and paralytic rabies. J Neurol Sci. 2005;238(1-2):3-10. doi:10.1016/j.jns.2005.05.004.
10. Hemachudha T, Phanthumchinda K, Phanuphak P, Manutsathit S. Myoedema as a clinical sign in paralytic rabies. Lancet. 1987;1(8543):1210. doi:10.1016/s0140-6736(87)92186-6.
11. Rohini MS, Hima SP, Sonia B. Paralytic rabies mimicking Guillain-Barré syndrome: The dilemma still prevails. J Neurocrit Care. 2021;14(1): 52-56. doi:10.18700/jnc.210005.
12. World Health Organization, Rupprecht CE, Fooks AR, Abela Ridder B (2018). Laboratory techniques in rabies, volume 1, 5th ed. World Health Organization. https://iris.who.int/handle/10665/310836. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO.
13. Jackson AC. Human Rabies: A 2016 Update. Curr Infect Dis Rep. 2016;18(11):38. doi:10.1007/s11908- 016-0540-y.
14. Ledesma LA, Lemos ERS, Horta MA. Comparing clinical protocols for the treatment of human rabies: The Milwaukee protocol and the Brazilian protocol (Recife). Rev Soc Bras Med Trop. 2020 Nov 6;53:e20200352. doi: 10.1590/0037-8682-0352-2020.