BỆNH NHÂN MELIOIDOSIS THỂ NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở MỘT BỆNH VIỆN TUYẾN CUỐI MIỀN NAM VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Melioidosis là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm do Burkholderia pseudomallei, với thể nhiễm khuẩn huyết có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, dữ liệu về đặc điểm lâm sàng và đáp ứng điều trị của thể bệnh này tại Việt Nam còn hạn chế.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và kết cục của các bệnh nhân melioidosis thể nhiễm khuẩn huyết.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả chùm ca bệnh được thực hiện tại một bệnh viện tuyến cuối ở Việt Nam. Tất cả bệnh nhân được xuất viện năm 2023 với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do B. pseudomallei có cấy máu dương tính, được đưa vào phân tích. Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 25.0.
Kết quả: Trong số 33 bệnh nhân, tuổi trung vị là 51; nam giới chiếm 72,7%; 87,9% có đái tháo đường. Tỷ lệ tử vong là 9,1%. Chỉ 9,1% là nhiễm khuẩn huyết đơn thuần, còn lại đều có tổn thương khu trú phối hợp, phổ biến nhất là áp xe phổi, mô mềm, xương - khớp và hệ thần kinh trung ương. B. pseudomallei còn nhạy cao với imipenem, meropenem, ceftazidim và TMP-SMX. Meropenem là kháng sinh khởi đầu phổ biến nhất.
Kết luận: Melioidosis thể nhiễm khuẩn huyết tại Việt Nam thường phối hợp nhiều ổ nhiễm khu trú và có tỷ lệ mắc đái tháo đường rất cao. Việc tầm soát tổn thương đa cơ quan và lựa chọn kháng sinh phù hợp đóng vai trò quan trọng trong điều trị hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Melioidosis, nhiễm khuẩn huyết, Burkholderia pseudomallei, đái tháo đường, áp xe đa cơ quan
Tài liệu tham khảo
2. Chakravorty A, Heath CH. Melioidosis: An updated review. Aust J Gen Pract. 2019;48(5).
3. Chayangsu S, Suankratay C, Tantraworasin A, others. Predictive factors associated with in-hospital mortality of melioidosis: A cohort study. Unpublished. 2024.
4. Meumann EM, Cheng AC, Ward L, Currie BJ. Clinical features and epidemiology of melioidosis
pneumonia: Results from a 21-year study. Clin Infect Dis. 2012;54(3):362-9.
5. Suputtamongkol Y, Chaowagul W, Chetchotisakd P. Risk factors for melioidosis and bacteremic melioidosis. Clin Infect Dis. 1999;29(2):408-13.
6. Baek S, Lee SJ. Clinical characteristics and laboratory biomarkers in ICU-admitted septic patients with and without bacteemia. 2023.
7. Ramakrishnan N, others. Melioidosis in critical care: A review. Indian J Crit Care Med. 2021;25(Suppl 2):S161-5. Patwardhan SA. Infectious Diseases in Critical Care. Springer; 2022.
9. Guide JHA. Burkholderia pseudomallei (Melioidosis) [Internet]. 2023. Available from: https://
www.hopkinsguides.com/hopkins/view/Johns_Hopkins_ABX_Guide/540748/all/Burkholderia_
pseudomallei__Melioidosis_.