ĐẶC ĐIỂM NHIỄM RICKETTSIACEAE Ở BỆNH NHÂN SỐT CẤP TÍNH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (05/2018 – 10/2019)

Nguyễn Thị Thúy Phương1,, Nguyễn Vũ Trung2, Lê Thị Hội2
1 Trường Đại học Y-Dược Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsiae và mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân nhiễm Rickettsiaceae tại 10 bệnh viện tỉnh phía Bắc Việt Nam.


Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 988 bệnh nhân sốt cấp tính nghi ngờ nhiễm Rickettsiaceae tại 10 bệnh viện tỉnh phía Bắc Việt Nam: Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Nam Định, Hưng Yên và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) từ 05/2018 – 10/2019. Kỹ thuật Realtime - PCR được sử dụng để chẩn đoán xác định trong nghiên cứu.


Kết quả và kết luận: Tổng số bệnh nhân được xác định nhiễm Rickettsiae là 229 chiếm tỷ lệ 28,5%; trong đó có 82 bệnh nhân nhiễm sốt mò do O. tsutsugamushi (23,2%); 48 bệnh nhân nhiễm sốt phát ban do bọ chét chuột truyền do R. typhi (4,9%); 13 bệnh nhân nhiễm sốt phát ban do Rickettsia khác (1,3%). Bệnh nhân nhiễm Rickettsiae gặp ở mọi lứa tuổi, cao nhất ở lứa tuổi lao động từ 16 – 60 tuổi (63,1%), ở hai giới có tỷ lệ mắc như nhau, sống chủ yếu ở vùng nông thôn (78%) và làm nông nghiệp (45,4%), bệnh lưu hành rải rác quanh năm, cao điểm từ tháng 5 đến tháng 10. Bệnh nhân phân bố ở 23 tỉnh, thành phố khác nhau ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, chủ yếu ở các tỉnh miền núi. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (100%), đau đầu (87,6%), da xung huyết (69,9%), xuất hiện vết đốt (55,7%).


Khuyến nghị: Nên áp dụng kỹ thuật Realtime PCR trong chẩn đoán xác định nhiễm Rickettsiae ở bệnh nhân sốt cấp tính chưa rõ nguyên nhân khi có những biểu hiện nghi ngờ và cần nghiên cứu thêm về đặc điểm dịch tễ học của các loài Rickettsiae trên quy mô toàn quốc, từ đó đưa ra các biện pháp phòng và điều trị hiệu quả.

Chi tiết bài viết