NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở BỆNH NHÂN TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Hoàng Thị Anh Thi1,, Nguyễn Thịnh Tín1, Trần Thị Việt Ý1, Tô Đông Toản1
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một trong những bệnh truyền nhiễm quan trọng, có tỷ lệ tử vong cao. Các yếu tố nguy cơ có liên quan mật thiết đến bệnh nhiễm khuẩn huyết và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị bệnh.


Mục tiêu: 1. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn huyết ở người lớn tại Bệnh viện Trung ương Huế. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm khuẩn huyết và kết quả điều trị.


Đối tượng và phương pháp: 134 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2020. Nghiên cứu cắt ngang.


Kết quả: Nhóm tuổi trên 60 chiếm 47,8%. 85,1% bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ. Cao nhất là tiền sử mới phẫu thuật can thiệp (29,1%), sau đó là đái tháo đường (17,2%), gan mạn (11,9%), suy giảm miễn dịch (10,4%), thận mạn (6%). Ổ nhiễm khuẩn thường gặp là tiêu hóa (31,3%), hô hấp (29,1%), ngoài da và thận tiết niệu (9%). Có 29,1% trường hợp không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn. Tỷ lệ tử vong chung là 43,3%. Trong đó tử vong của nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi là 50%. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Một số yếu tố nguy cơ lại làm tăng tỷ lệ tử vong như tiền sử mới phẫu thuật can thiệp, suy giảm miễn dịch, bệnh đái tháo đường.


Kết luận: Bệnh nhân NKH trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Một số yếu tố nguy cơ chủ yếu là tiền sử mới phẫu thuật can thiệp, đái tháo đường, bệnh gan, suy giảm miễn dịch và bệnh thận mạn.Các ổ nhiễm khuẩn tiên phát phổ biến là tiêu hóa, hô hấp, ngoài da và thận tiết niệu và không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân trên 60 tuổi khá cao. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong như tiền sử mới phẫu thuật can thiệp, suy giảm miễn dịch, bệnh đái tháo đường (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Xuân Chương (chủ biên) (2020), Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, NXB Y học, Hà Nội.
2. Trần Xuân Chương, Phan Từ Khánh Phương, Phan Trung Tiến (2017), Nghiên cứu căn nguyên và tính
kháng kháng sinh của một số vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện đa khoa
Trung ương Huế 2011 - 2015, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, số 1(17), tr. 18-22.
3. Phạm Thị Lan, Võ Thị Mỹ Duyên, Huỳnh Minh Tuấn và cộng sự (2017), Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn huyết liên quan đường truyền tĩnh mạch trung tâm tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2017, Thời sự Y học, 12, tr. 35 - 39.
4. Trần Minh Quân, Phạm Thị Thanh Thủy (2011), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị
nhiễm khuẩn huyết do Escherichia coli tại Bệnh viện Bạch Mai, Y học thực hành, số 781, tr. 28 - 30.
5. Cillóniz C.,Cristina Dominedò,Antonella Ielpo et al (2019), Risk and Prognostic Factors in Very Old
Patients with Sepsis Secondary to Community-Acquired Pneumonia, J Clin Med., Jul; 8(7): 961.
6. Fay K., Mathew R. P. Sapiano, “Assessment of Health Care Exposures and Outcomes in Adult Patients
With Sepsis and Septic Shock”, JAMA Network Open 2020.
7. Pilsgaard D. Henriksen, Anton Pottegård, Christian B. Laursen (2015), Risk Factors for Hospitalization
Due to Community-Acquired Sepsis - A Population-Based Case-Control Study, PLoS One.; 10(4):
e0124838.
8. Rudd K E, Sarah Charlotte Johnson, Kareha M Agesa et al (2020), Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990-2017: analysis for the Global Burden of Disease Study, Lancet, Jan 18; 395(10219): 200-211.
9. Shankar-Hari M. (2019), “Risk Factors at Index Hospitalization Associated With Longer-term Mortality in Adult Sepsis Survivors”, JAMA Netw Open, 2019 May 3;2(5):e194900.
10. Vesteinsdottir E, Karason S, Sigurdsson SE et al (2011), Severe sepsis and septic shock: a prospective populationbased study in Icelandic intensive care units, Acta Anaesthesiol Scand., Apr 11. Epub. ahead of print.