MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

Phan Văn Chung 1,, Nguyễn Phan Đức Sanh 1, Phạm Thị Phương Nhi1, Trần Xuân Chương2
1 Bệnh viện C Đà Nẵng
2 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP) là bệnh nhiễm trùng bệnh viện phổ biến thứ hai trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) và phổ biến nhất ở bệnh nhân thở máy. Các nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ tử vong do VAP ở mức từ 33 - 50%, nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi và phụ thuộc nhiều vào bệnh lý nền.


Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân VAP tại ICU Bệnh viện C Đà Nẵng. 2. Đánh giá kết quả điều trị và các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân VAP.


Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân thở máy được chẩn đoán VAP có CPIS > 6 tại ICU, Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 01/2020 đến tháng 7/2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.


Kết quả: Có 68 trường hợp đủ tiêu chuẩn chẩn đoán VAP. Tuổi trung bình 77,37 ± 10,90. Bệnh mắc kèm phổ biến nhất là bệnh tim mạch (52,9%). VAP khởi phát muộn chiếm 55,9%. Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất bao gồm sốt (75,0%), tăng tiết đờm (83,8%), tiết mủ (67,6%), thở nhanh (≥ 25 nhịp/phút) (50,0%), và thay đổi ý thức (73,5%). Các dấu hiệu cận lâm sàng hay gặp nhất là thâm nhiễm trên X-quang ngực (98,5%) và tăng bạch cầu ≥ 12 g/L (54,7%). Vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là A. baumannii (68,7%), tiếp theo là K. pneumoniae (34,3%), P. aeruginosa (13,4%), E. coli (4,5%) và MRSA ( 4,5%). Hầu hết là những vi khuẩn đa kháng. Tỷ lệ tử vong là 70,6%. Nhịp thở tăng có liên quan đến tử vong (p = 0,025, AUC 0,658, KTC 95%: 0,515 - 0,802). Sốc do mọi nguyên nhân được xác định là một yếu tố dự báo tử vong (p = 0,025, OR 18,9, KTC 95%: 1,44 - 248,70).


Kết luận: Sốt và tăng tiết đờm thường gặp ở bệnh nhân VAP. Thâm nhiễm trên Xquang ngực và bạch cầu cao chủ yếu được tìm thấy trong các phát hiện hình ảnh và xét nghiệm. Tỷ lệ tử vong 70,6%. Thở nhanh (từ 25 L/P trở lên) có liên quan đến tử vong. Sốc là một yếu tố dự đoán độc lập về tỷ lệ tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Thị Hoàng Anh (2020), “Đánh giá vi khuẩn và tình trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy tại Đơn vị Hồi sức Ngoại khoa, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Cường, Hoàng Văn Quang, Phan Châu Quyền, Nguyễn Thanh Sơn (2017), “Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ mắc phải viêm phổi thở máy ở bệnh nhân cao tuổi tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 22, phụ bản số 1, tr.256 - 262.
3. Hoàng Khánh Linh (2017), “Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Dương Bảo Lộc, Hoàng Văn Quang, Trịnh Thị Bích Hà (2016), “Các yếu tố tiên lượng tử vong viêm phổi thở máy do Acinetobacter baumannii ở người cao tuổi”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản số 1, tập 22, tr.250 - 255.
5. Nguyễn Đức Nghĩa (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện, viêm phổi thở máy do Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Đỗ Quyết, Phạm Thái Dũng (2011), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh Viện 103”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản số 3, tập 17, tr. 131 - 135.
7. Phan Thắng, Lê Phú Trà My, Bùi Văn Rin, Nguyễn Thị Ý Nhi (2018) “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và kết quả điều trị viêm phổi liên quan thở máy tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, Tạp chí Y
Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, tập 9, phụ bản số 4, tr.111 - 175.
8. Ana Bonell, Ryan Azarrafiy, Vu Thi Lan Huong, et al (2019), A Systematic Review and Meta - analysis of Ventilator - associated Pneumonia in Adults in Asia: An Analysis of National Income Level on Incidence and Etiology, Clinical Infectious Diseases, Volume 68, Issue 3, Pages 511-518, https://doi.org/10.1093/cid/ciy543.
9. CDC (2017), Ventilator - associated pneumonia (VAP) Event, PDF version, https://www.cdc.gov/nhsn/
pdfs/ pscmanual/6pscvapcurrent.pdf, 10 - 2.
10. Djordjevic ZM, Folic MM, Jankovic SM (2017), Distribution and antibiotic susceptibility of pathogens isolated from adults with hospital - acquired and ventilator - associated pneumonia in intensive care unit. J Infect Public Health, pii: S1876 - 0341(17)30028 - X.
11. Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, Muscedere J et al (2016), Management of Adults With Hospital
- acquired and Ventilator - associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious
Diseases Society of America and the American Thoracic Society, Clin Infect Dis, 63(5): pp.e61 - e111.
12. Pugin J, Auckenthaler R, Mili N (1991), "Diagnosis of ventilator - associated pneumonia by bacteriologic analysis of bronchoscopic and nonbronchoscopic "blind" bronchoalveolar lavage fluid". Am Rev Respir Dis, 143(5 Pt 1), pp.1121 - 1129.