KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NHIỄM NẤM CANDIDA Ở NIÊM MẠC MIỆNG BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA UNG BƯỚU, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Tôn Nữ Phương Anh1,, Ngô Thị Minh Châu1, Nguyễn Thị Lệ Quyên2
1 Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Dược Huế
2 Sinh viên nghành Xét nghiệm Y học, khóa 2019 - 2023

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nấm Candida spp. là một trong những tác nhân vi nấm gây bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Trong đó nhiễm nấm Candida spp. miệng là một tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp. niêm mạc miệng ở bệnh nhân đang điều trị trên khoa ung bướu và khảo sát đặc điểm hình thể của nấm Candida spp., giá trị chẩn đoán của xét nghiệm trực tiếp với nuôi cấy.


Vật liệu và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng kỹ thuật xét nghiệm soi trực tiếp để khảo sát hình thái vi nấm, nuôi cấy trong môi trường Sabouraud có chloramphenicol để phân lập vi nấm và định danh Candida albicans non-albicans Candida bằng môi trường Chromogenic agar.


Kết quả: Nghiên cứu 120 bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Ung Bướu, tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp. miệng là 45,8%, các loài vi nấm gây bệnh phân lập được gồm Candida albicans non albicans Candida với tỷ lệ lần lượt là 70,9% và 29,1%. Bệnh nhân đã điều trị hóa chất có tỷ lệ nhiễm nấm là 65,8% cao hơn bệnh nhân chưa điều trị hóa chất là 35,4%. Kỹ thuật xét nghiệm trực tiếp chẩn đoán nhiễm nấm Candida spp. miệng có độ nhạy 72,72%, độ đặc hiệu 78,46%.


Kết luận: Tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp. miệng là 45,8%, trong đó, Candida albicans là 70,9% và nonalbicans Candida là 29,1%. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp. miệng cao hơn ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng của bệnh nấm miệng. Nấm men và nấm men nảy búp sợi giả là hai hình thái đặc trưng của nấm Candida spp. Xét nghiệm trực tiếp có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 72,72% và 78,46%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Xu, L., et al., Investigation of the oral infections and manifestations seen in patients with advanced
cancer. Pak J Med Sci, 2013. 29(5): p. 1112-5.
2. Bagg, J., et al., High prevalence of non-albicans yeasts and detection of anti-fungal resistance in the oral flora of patients with advanced cancer. Palliat Med, 2003. 17(6): p. 477-81.
3. Wilberg, P., et al., Oral health is an important issue in end-of-life cancer care. Support Care Cancer, 2012. 20(12): p. 3115-22.
4. Jayachandran, A.L., et al., Oral Candidiasis among Cancer Patients Attending a Tertiary Care Hospital
in Chennai, South India: An Evaluation of Clinicomycological Association and Antifungal Susceptibility
Pattern. Can J Infect Dis Med Microbiol, 2016. 2016: p. 8758461.
5. Jain, M., et al., The Oral Carriage of Candida in Oral Cancer Patients of Indian Origin Undergoing
Radiotherapy and/or Chemotherapy. J Clin Diagn Res, 2016. 10(2): p. Zc17-20.
6. Jham, B.C., et al., Candida oral colonization and infection in Brazilian patients undergoing head and neck radiotherapy: a pilot study. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 2007. 103(3): p. 355-8.
7. Epstein, J.B., M.M. Freilich, and N.D. Le, Risk factors for oropharyngeal candidiasis in patients who
receive radiation therapy for malignant conditions of the head and neck. Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 1993. 76(2): p. 169-74.
8. Akpan, A. and R. Morgan, Oral candidiasis. Postgrad Med J, 2002. 78(922): p. 455-9.
9. Patil, S., et al., Clinical Appearance of Oral Candida Infection and Therapeutic Strategies. Front Microbiol, 2015. 6: p. 1391.
10. Krishnan, P.A., Fungal infections of the oral mucosa. Indian J Dent Res, 2012. 23(5): p. 650-9.
11. John W. Hellstein , Cindy L. Marek, Candidiasis: Red and White Manifestations in the Oral Cavity , Head and Neck Pathology (2019) 13:25–32