GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA CHỈ SỐ APRI TRONG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Phan Thị Mỹ Trâm1,, Trần Xuân Chương
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong những thập kỷ gần đây, sốt xuất huyết Dengue (SXHD) được ghi nhận là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Bệnh hiện đang lưu hành ở hơn 129 quốc gia, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Châu Á chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tại Việt Nam, bệnh cũng đã và đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng. Trong năm 2022, cả nước có hơn 300 nghìn trường hợp mắc bệnh với 115 trường hợp tử vong. Việc tìm hiểu các yếu tố tiên lượng có ý nghĩa giúp phát hiện sớm các trường hợp nặng, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra.


Trong bệnh sốt xuất huyết Dengue, tổn thương gan và giảm tiểu cầu là những biểu hiện lâm sàng rất thường gặp. Việc kết hợp hai chỉ số tăng transaminase và giảm tiểu cầu thông qua chỉ số APRI có ý nghĩa tiên lượng mức độ nặng của bệnh trong nhiều nghiên cứu. Một nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng chỉ số APRI cao giúp phân biệt bệnh nhân SXHD và SXHD nặng với độ nhạy là 60,53% và độ đặc hiệu là 79,89%. Năm 2021, một nghiên cứu được tiến hành trên 4.069 bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ ra giá trị APRI ≥ 19,18 có ý nghĩa tiên lượng tử vong là 100%. Một nghiên cứu khác năm 2023 kết luận với giá trị điểm cắt là 2,5, độ nhạy và độ đặc hiệu của giá trị APRI để tiên đoán mức độ nặng của bệnh lần lượt là 80,0% và 76,8%. Bên cạnh đó, nghiên cứu khác cho thấy rằng chỉ số APRI giúp phân biệt nhiễm Dengue nguyên phát và thứ phát với độ nhạy và độ đặc hiệu là 75% và 76% với điểm cắt chỉ số APRI là 1,06.


Như vậy, qua các nghiên cứu, APRI được coi là một công cụ hữu ích giúp phân biệt nhiễm Dengue nguyên phát và thứ phát cũng như tiên lượng mức độ nặng của bệnh, có ý nghĩa trong việc phát hiện sớm, giúp điều trị kịp thời và giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết Dengue gây ra.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tuấn Anh, Lê Văn Nam (2014), "Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện 103 năm 2011-2012", Tạp chí Y học thực hành. 1(902).
2. Bộ Y tế (2019), "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue", Tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Nguyễn Mậu Thạch (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, Luận văn chuyên khoa cấp II.
4. Basu, Atanu, et al. (2008), "Dengue 2 virus inhibits in vitro megakaryocytic colony formation and induces apoptosis in thrombopoietin-inducible megakaryocytic differentiation from cord blood CD34+ cells", FEMS Immunology & Medical Microbiology. 53(1), pp. 46-51.
5. Fiestas Solórzano, Victor Edgar, et al. (2021), "Different profiles of cytokines, chemokines and coagulation mediators associated with severity in Brazilian patients infected with Dengue virus", Viruses. 13(9), p. 1789.
6. Guedes, Karla Sena, et al. (2019), "Aspartate aminotransferase-to-platelet ratio index (APRI): A potential marker for diagnosis in patients at risk of severe malaria caused by Plasmodium vivax", PLoS One. 14(11), p. e0224877.
7. Jayanthi, Hari Kishan and Tulasi, Sai Krishna (2016), "Correlation study between platelet count, leukocyte count, nonhemorrhagic complications, and duration of hospital stay in Dengue fever with thrombocytopenia", Journal of family medicine and primary care. 5(1), p. 120.
8. Leowattana, et al. (2021), "Dengue hemorrhagic fever and the liver", World Journal of Hepatology.
13(12), p. 1968.
9. Martins, Suellen R, et al. (2018), "Aspartate aminotransferase to platelet ratio index (APRI) for differentiation of primary and secondary infection by Dengue virus", Jornal Brasileiro de Patologia e Medicina Laboratorial. 54, pp. 273-278.
10. Murray, Natasha Evelyn Anne, et al. (2013), "Epidemiology of Dengue: past, present and future prospects", Clinical epidemiology. 5, p. 299.
11. Percy Priyanka T., et al., (2023), "The aspartate aminotransferase platelet count ratio index as an ideal predictor of Dengue severity", International Journal of Advances in Medicine. 10(1), pp. 49-53.
12. Sarkar, Joy, DeLeon, et al. (2017), "MELD score and AST-to-platelet ratio index (APRI) predict long-term survival in patients with a small hepatocellular carcinoma following non-transplant therapies: a pilot study", Hepatoma research. 3, p. 79.
13. Şaşmaz, Muhammed İkbal, et al. (2020), "Aspartate-aminotransferase to platelet ratio index score for predicting HELLP syndrome", The American Journal of Emergency Medicine. 38(3), pp. 459-462.
14. World Health Organization (2020), Dengue and severe Dengue, Geneva.
15. Yeh, Chun-Yin, et al. (2019), "Trajectories of hepatic and coagulation dysfunctions related to a rapidly fatal outcome among hospitalized patients with Dengue fever in Tainan, 2015", PLoS neglected tropical diseases. 13(12), p. e0007817.