NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP MỔ ĐẺ CẤP CỨU Ở SẢN PHỤ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Minh Trọng1,, Nguyễn Thị Thu Hà1, Phạm Văn Phúc1, Phạm Ngọc Thạch1
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sốt xuất huyết Dengue (DHF) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Ước tính có 500.000 ca nhập viện điều trị hàng năm. Việt Nam đã thành công kiểm soát tỷ lệ tử vong dưới 1/1.000. Sốt xuất huyết trong thai kỳ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng và làm tăng nguy cơ băng huyết, sinh non, thiểu ối, tử vong thai nhi và giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chúng tôi đã thành công mổ lấy thai cho bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo, thai tuần 35 chuyển dạ với tiểu cầu rất thấp.
Tóm tắt ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ 28 tuổi. Hà Nội. Nhập viện với chẩn đoán thai lần đầu tuần 35 (para 0000)/sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh bảo. Biểu hiện: Sốt; tiền sản giật cách 5 ngày. Xét nghiệm: GOT: 560U/l; GPT: 133 U/l, CRP 153,1 mg/l, NS1 (+), IgM(-), IgG(-), TC 10 x10
9/L. Rotem: Giảm đông do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu với lý do chuyển dạ sớm, đẻ sớm/thai 35 tuần chuyển dạ đẻ non lần 1/tiền sản giật/sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo. Hậu phẫu ngày thứ 1 có biểu hiệu chảy máu vết mổ và mổ lại cầm máu. Bệnh nhân được hội chẩn liên viện, đa chuyên ngành và ổn định, ra viện sau gần 1 tháng điều trị tích cực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization RO for S-EA. Comprehensive Guideline for Prevention and Control of Dengue and Dengue Haemorrhagic Fever, Revised and Expanded Edition; WHO Regional Office for South-East Asia: New Delhi, India, 2011.
2. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. Quyết định số 2760/QĐ-BYT, ngày 04 tháng 07 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. WHO. Handbook for Clinical Management of Dengue. Available online: https://www.who.int/
denguecontrol/9789241504713/en/(accessed on 3 April 2020).
4. Yudianto Budi Saroyo, Ali Sungkar, Rima Irwinda and Raymond Surya. Case Series of Dengue Fever in Peripartum Period: Maternal and Foetal Outcome. Infect. Dis. Rep. 2020, 12, 51-60; doi:10.3390/ idr12030013.
5. Hariyanto, H.; Yahya, C.Q.; Wibowo, P.; Tampubolon, O.E. Management of severe dengue hemorrhagic fever and bleeding complications in a primigravida patient: A case report. J. Med. Case Rep. 2016, 10, 357. Available online: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5175310/ (accessed on 3 April 2020).
6. Ministry of Health Sri Lanka. National Guidelines on Clinical Management of Dengue Infection in Pregnancy. Available online: http://www.slchaem.lk/dengue-in-pregnancy/ (accessed on 3 April 2020).
7. Committee on Practice Bulletins-Obstetrics. ACOG Practice Bulletin No. 207: Thrombocytopenia in Pregnancy. Obstet Gynecol. 2019, 133, e181.
8. Hung, L.P.; Nghi, T.D.; Anh, N.H.; Van Hieu, M.; Luan, N.T.; Long, N.P.; Thach, T.T. Case Report:
Postpartum hemorrhage associated with Dengue with warning signs in a term pregnancy and delivery. F1000Research 2015, 4, 1483. Available online: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ pmc/articles/PMC4712770/ (accessed on 3 April 2020).
9. Basurko, C.; Carles, G.; Youssef, M.; Guindi, W.E.L. Maternal and fetal consequences of dengue fever during pregnancy. Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol. 2009, 147, 29-32.
10. Tan, P.C.; Rajasingam, G.; Devi, S.; Omar, S.Z. Dengue infection in pregnancy: Prevalence, vertical transmission, and pregnancy outcome. Obstet. Gynecol. 2008, 111, 1111-1117.