NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ARV BẬC 1 Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐỒNG NHIỄM HIV/HBV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Xuân Chương1,, Quách Kim Ưng2
1 Trường Đại học Y Dược Huế
2 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đồng nhiễm HBV với HIV là tình trạng đồng nhiễm khá phổ biến. Đồng nhiễm HBV/HIV có thể có tổn thương gan nhiều hơn, diễn tiến bệnh nặng hơn. Nghiên cứu về những hiệu quả điều trị đồng nhiễm HIV/HBV là rất cần thiết.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ARV bậc 1 của nhóm bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HBV tại một số quận ở TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: 69 bệnh nhân HIV/AIDS từ 18 tuổi trở lên có đồng nhiễm với HBV, đang điều trị tại một số phòng khám ngoại trú (OPC) ở 4 quận.
Kết quả: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HBV: Tuổi mắc bệnh 31,2 ± 8,9 tuổi. Bệnh nhân nam chiếm 95,7%, nữ là 4,3%. 5,8% bệnh nhân có triệu chứng nấm họng, 4,3% có sút cân. CD4 trung bình vào viện là 347,58 ± 225,47 tế bào/ mm3. Tải lượng HBV DNA trung bình là 4,46 ± 1,84 log10 (copies/ml). AST trung bình là 37,36 ± 21,11 U/L; ALT trung bình (39,19 ± 20,82 U/L). Kết quả điều trị: Sau 12 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có CD4 < 200 (tế bào/mm3) từ 23,2% trước điều trị giảm xuống 10,1% sau 6 tháng và 7,9% sau 12 tháng. Sau 12 tháng, 89,5% bệnh nhân có tải lượng HIV RNA dưới ngưỡng ức chế. 84,2% và 76,3% có enzym AST và ALT trở về giá trị bình thường, tỷ lệ HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện là 86,8%.
Kết luận: Bệnh nhân nam chiếm 95,7%, nữ 4,3%. Tải lượng HBV DNA trung bình là 4,46 ± 1,84 log10 (copies/ml). Sau 12 tháng, 89,5% bệnh nhân có tải lượng HIV RNA dưới ngưỡng. 84,2% và 76,3% có AST và ALT trở về giá trị bình thường, tỷ lệ HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện là 86,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Ngọc Bích, Hoàng Anh Tuấn (2015). Thực trạng nhiễm HBV, HCV ở người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện A Thái Nguyên, Tạp chí Y học dự phòng, 14, 10 (170), tr.171-176.
2. Bộ Y tế (2019). Hướng dẫn điều trị và chăm sóc viêm gan B (Ban hành kèm theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế (2019). Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV-AIDS (Ban hành kèm theo Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế.
4. Trần Minh Hoàng, Phạm Thị Tám (2017). Đặc điểm các dấu ấn viêm gan siêu vi B trên bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV phác đồ tenofovir - lamivudin - efaviren, Y học TP. Hồ Chí Minh, 21,1, tr.30-36.
5. Kanxay Vernavong (2011). Nghiên cứu tình trạng đồng nhiễm HBV, HCV ở người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Khổng Minh Quang (2010). Đánh giá kết quả điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Phòng Khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Đoàn Thu Trà (2016). Xác định tính kháng thuốc của HIV ở bệnh nhân thất bại với phác đồ bậc 1 và đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ thuốc kháng vi rút bậc 2 trên bệnh nhân HIV/AIDS, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Matthews, P. C., Beloukas, A., Malik, A., Carlson, J. M., et al. (2015). Prevalence and Characteristics of Hepatitis B Virus (HBV) Coinfection among HIV-Positive Women in South Africa and Botswana. PLoS ONE, 10(7), e0134037.
9. Nguyen, C. H., Ishizaki, A., Chung, P. T. T., Hoang, H. T., (2011). Prevalence of HBV infection among different HIV-risk groups in Hai Phong, Vietnam. Journal of Medical Virology, 83(3), 399-404.
10. Quan, V. M., Go, V. F., Nam, L. V., Bergenstrom, A., Thuoc, N. P. (2008). Risks for HIV, HBV, and HCV infections among male injection drug users in northern Vietnam: a case-control study. AIDS Care.
11. Rusine, J., Ondoa, P., Asiimwe-Kateera, B., Boer, K. R., et al (2013). High Seroprevalence of HBV and HCV Infection in HIV-Infected Adults in Kigali, Rwanda. PLoS ONE, 8(5), e63303.
12. Thio C. L., Smeaton L., Saulynas M., Hwang H., Saravan S.,et al (2013). Characterization of HIV-HBV coinfection in a multinational HIV-infected cohort. AIDS, 27(2), 191-201.
13. Wandeler G., Musukuma K., Zürcher S., Vinikoor M. J., Llenas-García, et al (2016). Hepatitis B Infection, Viral Load and Resistance in HIV-Infected Patients in Mozambique and Zambia. PLoS ONE, 11(3), e0152043.
14. Weldemhret L., Epidemiology and Challenges of HBV/HIV Co-Infection Amongst HIV-Infected Patients in Endemic Areas: Review, HIV/AIDS - Research and Palliative Care, 221, 13, 485-90.
15. Wu, S., Yan, P., Yang, T., Wang, Z., & Yan, Y. (2016). Epidemiological profile and risk factors of HIV and HBV/HCV co-infection in Fujian Province, southeastern China. Journal of Medical Virology, 89(3), 443-449