ĐÁNH GIÁ SỰ ĐỒNG NHẤT VỀ KẾT QUẢ REALTIME RT-PCR TRÊN HỆ THỐNG XÉT NGHIỆM COBAS 6800 SO VỚI QUY TRÌNH CỦA WHO TRONG CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH SARS-CoV-2

Nguyễn Văn Đoàn1,, Nguyễn Thị Hồng Phương2, Dương Hồng Quân3, Văn Đình Tráng2, Phạm ngọc2, Lê Nguyễn Minh Hoa2
1 Bệnh viện Phục hồi chức năng Bắc Giang
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
3 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiệu quả chẩn đoán trên lâm sàng của các phương pháp xét nghiệm PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 đóng vai trò rất quan trọng trong công tác xác định ca bệnh, theo dõi điều trị cũng như dự báo quy mô diễn biến dịch. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá sự đồng nhất về kết quả xét nghiệm Realtime RTPCR thực hiện trên hệ thống COBAS 6800 so với quy trình được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trên 309 mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu của người bệnh trong thời gian từ 2020 đến 2022 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Kết quả cho thấy, hệ thống COBAS 6800 phát hiện được nhiều mẫu dương tính hơn so với khi làm theo quy trình WHO, trong đó số mẫu cho kết quả dương tính khi thực hiện quy trình WHO là 232/309 (chiếm 75%), và trên Cobas 6800 là 281/309 (91%). Hệ số Kappa phản ánh mức độ tương đồng giữa hai phương pháp xét nghiệm bằng 0,43 tương ứng với mức độ phù hợp trung bình. Mức độ chênh lệch trung bình giữa giá trị Ct của gen E theo quy trình WHO so với giá trị Ct của gene ORF và gen E trên COBAS 6800 lần lượt là 3,18 và 2,38 cho thấy khả năng phát hiện vi rút theo hệ thống COBAS 6800 cao hơn gấp 10 lần. Do vậy, khi cần đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh do SARS-CoV-2 gây ra, phòng xét nghiệm nên đưa vào sử dụng hệ thống xét nghiệm tự động có độ nhạy tốt hơn để có thể sàng lọc số lượng mẫu lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wu Z, McGoogan JM. Characteristics of and Important Lessons From the Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Outbreak in China: Summary of a Report of 72314 Cases From the Chinese Center for Disease Control and Prevention. JAMA. 2020;323(13):1239-42.
2. Biên SVsvYht--NXBYH-GLHCc. nhà xuất bản y học, 2007.
3. Astuti I, Ysrafil. Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2): An overview of viral structure and host response. Diabetes Metab Syndr. 2020;14(4):407-12.
4. Fontanet A, Autran B, Lina B, Kieny MP, Karim SSA, Sridhar D. SARS-CoV-2 variants and ending the COVID-19 pandemic. Lancet. 2021;397(10278):952-4.
5. https://www.who.int/activities/tracking-SARS-CoV-2-variants.
6. Diagnostic detection of 2019-nCoV by real-time RT PCR (Berlin Jan 17th, 2020).
7. Pujadas E, Ibeh N, Hernandez MM, Waluszko A, Sidorenko T, Flores V, et al. Comparison of SARSCoV-2 detection from nasopharyngeal swab samples by the Roche cobas 6800 SARS-CoV-2 test and a laboratory-developed real-time RT-PCR test. J Med Virol. 2020;92(9):1695-8.
8. You HL, Lin MC, Lee CH. Comparison of the Roche cobas 6800 SARS-CoV-2 test and the Taiwan CDC protocol for the molecular diagnosis of COVID-19. Biomed J. 2021;44(1):101-4.