ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN MỨC ĐỘ NẶNG Ở TRẺ EM NHIỄM VI RÚT HỢP BÀO HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Văn Tính1,, Nguyễn Thị Thúy Hồng1, Lê Thị Hồng2, Phạm Minh Tuấn3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới viêm tiểu phế quản (VTPQ) mức độ nặng ở trẻ em có nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus - RSV) tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 344 bệnh nhân VTPQ có nhiễm RSV, trong đó có 121 trẻ thuộc nhóm nhẹ - trung bình, 223 trẻ thuộc nhóm nặng điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kết quả: Trong 344 trẻ bị VTPQ có nhiễm RSV, có 86,3% là trẻ dưới 12 tháng, nhóm trẻ dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,7%, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 2,01/1, trẻ mắc bệnh tăng cao vào những tháng mùa hè. Các biểu hiện lâm sàng như ho và khò khè là triệu chứng hay gặp nhất của VTPQ, và các dấu hiệu như thở nhanh, rút lõm lồng ngực hay các biểu hiện thay đổi ý thức (kích thích hoặc li bì) gặp nhiều hơn ỏ nhóm nặng với tỷ lệ cao, ran rít, ran ngáy khi nghe phổi là đặc trưng của VTPQ với tỷ lệ rất cao là trên 99%. Tuổi dưới 6 tháng, đẻ non, cân nặng khi sinh dưới 1500 gam, có bệnh nền kèm theo là những yếu tố có liên quan tới tình trạng nặng của VTPQ.
Kết luận: VTPQ có nhiễm RSV ở trẻ em đã có sự thay đổi về dịch tễ sau COVID khi dịch bệnh bùng phát vào các tháng hè, bệnh gặp ở trẻ năm nhiều hơn nữ, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Triệu chứng ở VTPQ chủ yếu là ho, khò khè và khó thở. Trong đó, thể nặng biểu hiện khó thở rầm rộ hơn, có dấu hiệu gắng sức
nhiều và có ảnh hưởng đến tinh thần trẻ như kích thích hoặc li bì. Các yếu tố đã được chứng minh có liên quan tới tình trạng nặng là dưới 6 tháng, đẻ non, cân nặng khi sinh dưới 1500 gam, trẻ có bệnh nền.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quỵ. Viêm tiểu phế cấp ở trẻ em. In: Sách giáo khoa nhi khoa (Textbook of Pediatrics). NXB Y học; 2016:711-716.
2. Coates B, Camarda L, Goddman D. Wheezing, bronchiolitis, and bronchitis. In: Nelson Textbook of Pediatrics. 20th ed. Philadenphia; 2016:2045-2049.
3. Stempel HE, Martin ET, Kuypers J, et al. Multiple viral respiratory pathogens in children with bronchiolitis. Acta Paediatr Oslo Nor 1992. 2009;98(1):123-126. doi:10.1111/j.1651-2227.2008.01023.x
4. Friedman JN, Rieder MJ, Walton JM, Canadian Paediatric Society, Acute Care Committee, Drug Therapy and Hazardous Substances Committee. Bronchiolitis: Recommendations for diagnosis, monitoring and management of children one to 24 months of age. Paediatr Child Health. 2014;19(9):485-498. doi:10.1093/pch/19.9.485.
5. 1 Recommendations | Bronchiolitis in children: diagnosis and management | Guidance | NICE. Accessed April 24, 2022. https://www.nice.org.uk/guidance/ng9/chapter/1 Recommendations#assessment-and-diagnosis.
6. O’Brien S, Borland ML, Oakley E, et al. National guidelines for bronchiolitis. J Paediatr Child Health. 2019;55(6):728. doi:10.1111/jpc.14463.
7. Tran DN, Pham TMH, Ha MT, et al. Molecular epidemiology and disease severity of human respiratory syncytial virus in Vietnam. PloS One. 2013;8(1):e45436. doi:10.1371/journal.pone.0045436.
8. Gökçe Ş, Kurugöl Z, Koturoğlu G, et al. Etiology, Seasonality, and Clinical Features of Viral Respiratory Tract Infections in Children Hospitalized With Acute Bronchiolitis: A Single-Center Study. Glob Pediatr Health. 2017;4:2333794X17714378. doi:10.1177/2333794X17714378.
9. Trần Thanh Tú, Nguyễn Thị Thanh Phúc. Một số đặc điểm dịch tễ học viêm đường hô hấp dưới cấp tính do vi rút ở trẻ em 2 tháng đến 2 tuổi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Accessed April 24, 2022. http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-phong/2014/04/mo-t-so-dac-diem-dich-te-hoc-viem-duong-ho-hapduoi-cap-tinh-do-vi-ru-t-o-tre-em-o81E2016D.html.
10. Nguyen SN, Nguyen TNT, Vu LT, et al. Clinical Epidemiological Characteristics and Risk Factors for Severe Bronchiolitis Caused by Respiratory Syncytial Virus in Vietnamese Children. Int J Pediatr. 2021;2021:9704666. doi:10.1155/2021/9704666.
11. Lê Thị Thu Trang, Lê Hồng Hanh, Phùng Đăng Việt. Nghiên cứu vai trò của virus trong bệnh viêm tiểu phế quản nặng tại viện nhi trung ương 2011. Tạp Chí Lao Và Bệnh Phổi. Published online 2011:72-75.
12. Hervás D, Reina J, Yañez A, et al. Epidemiology of hospitalization for acute bronchiolitis in children: differences between RSV and non-RSV bronchiolitis. Eur J Clin Microbiol Infect Dis Off Publ Eur Soc Clin Microbiol. 2012;31(8):1975-1981. doi:10.1007/s10096-011-1529-y
13. Mecklin M, Heikkilä P, Korppi M. Low age, low birthweight and congenital heart disease are risk factors for intensive care in infants with bronchiolitis. Acta Paediatr Oslo Nor 1992. 2017;106(12):2004-2010. doi:10.1111/apa.14021.
14. Holman RC, Shay DK, Curns AT, et al. Risk factors for bronchiolitis-associated deaths among infants in the United States. Pediatr Infect Dis J. 2003;22(6):483-490. doi:10.1097/01.inf.0000069765.43405.3b.