PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG LINEZOLID TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích hiệu quả can thiệp dược lâm sàng dựa trên Hướng dẫn sử dụng linezolid tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, theo dõi dọc theo thời gian trong 2 giai đoạn. Việc sử dụng linezolid được đánh giá sử dụng dựa trên hồi cứu bệnh án của 245 bệnh nhân trước can thiệp từ tháng 7 - 12/2021 và theo dõi tiến cứu 233 bệnh nhân có phiếu yêu cầu sử dụng linezolid và can thiệp dược lâm sàng trong giai đoạn từ tháng 4 - 9/2022.
Kết quả và kết luận: Tất cả các phiếu yêu cầu sử dụng linezolid đều được dược sĩ lâm sàng duyệt sử dụng, với 260 can thiệp và tỷ lệ chấp thuận can thiệp 93,1% trong 6 tháng. Sau can thiệp, tỷ lệ phù hợp về chỉ định tăng có ý nghĩa thống kê từ 72,7% lên 99,5% (p < 0,001). Các tương tác thuốc có thể điều chỉnh như phối hợp với carbamazepin, metoclopramid đều được can thiệp thay đổi thuốc. Các phản ứng có hại nghiêm trọng của kháng sinh được theo dõi, phát hiện và can thiệp ngừng thuốc kịp thời. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh linezolid và cân nhắc nên nhân rộng mô hình này trong chương trình quản lý các kháng sinh “dự trữ” khác tại Bệnh viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Linezolid, can thiệp dược lâm sàng, quản lý kháng sinh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Tài liệu tham khảo
2. Dai Y., Jiang S., et al. (2021), "Analysis of the risk factors of linezolid-related haematological toxicity in Chinese patients", J Clin Pharm Ther, 46(3), pp. 807-813.
3. Rubinstein E., Isturiz R., et al. (2003), "Worldwide assessment of linezolid's clinical safety and tolerability: comparator-controlled phase III studies", Antimicrob Agents Chemother, 47(6), pp. 1824-31.
4. Aubin G., Lebland C., et al. (2011), "Good practice in antibiotic use: what about linezolid in a French university hospital?", Int J Clin Pharm, 33(6), pp. 925-8
5. Đặng Thị Lan Anh, Võ Thị Thùy và cộng sự. (2021), "Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh linezolid tại Bệnh viện Thanh Nhàn", Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 16(11), pp. 110-118.
6. Po J. L., Nguyen B. Q., et al. (2012), "The impact of an infectious diseases specialist-directed computerized physician order entry antimicrobial stewardship program targeting linezolid use", Infect Control Hosp Epidemiol, 33(4), pp. 434-5.
7. Bùi Thị Ngọc Thực, Nguyễn Thị Tuyến và cộng sự. (2021), "Phân tích thực trạng sử dụng linezolid tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016 - 2020", Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc, (6), pp.
201-208.
8. Hanai Y., Matsuo K., et al. (2016), "A retrospective study of the risk factors for linezolid-induced thrombocytopenia and anemia", J Infect Chemother, 22(8), pp. 536-42.
9. Thirot H., Briquet C., et al. (2021), "Clinical Use and Adverse Drug Reactions of Linezolid: A Retrospective Study in Four Belgian Hospital Centers", Antibiotics (Basel), 10(5), pp.