ÁP DỤNG ĐỊNH NGHĨA SEPSIS-3 VÀ qSOFA TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

Phan Ngọc Phương Thảo1,, Du Trọng Đức1, Phạm Trần Diệu Hiền1, Đào Bách Khoa2, Nguyễn Thành Công3, Lê Đỗ Đình Nguyên4, Bùi Thị Hồng Hạnh1, Hồ Đặng Trung1
1 Bộ môn Nhiễm - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
3 Bệnh viện Nhân dân 115
4 Bệnh viện Gia An 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng tiên đoán tử vong của tiêu chuẩn Sepsis-3 và thang điểm qSOFA trên bệnh nhân xơ gan có nhiễm khuẩn.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca các trường hợp xơ gan có nhiễm khuẩn từ 18 tuổi trở lên từ tháng 5/2019 đến tháng 6/2020 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
Kết quả: Trong 352 bệnh nhân xơ gan có tình trạng nhiễm khuẩn, ổ nhiễm khuẩn thường gặp nhất là nhiễm khuẩn tiểu (31,5%), theo sau đó là viêm phúc mạc (28,7%) và viêm phổi (18,5%). Vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế, trong đó Escherichia coli (40%), Klebsiella pneumoniae (13%) và Aeromonas spp. (8%) là ba tác nhân thường gặp nhất. Tỷ lệ tử vong chung là 8,8%. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được ghi nhận điểm qSOFA. Chỉ có 178/352 (50%) bệnh nhân thu thập được SOFA nền và được tính ∆ SOFA. Tại thời điểm dùng kháng sinh, qSOFA (OR = 2,04; KTC 95% 1,29 - 3,23; p = 0,002), ∆ SOFA (OR = 1,63; KTC 95% 1,24 - 2,14; p < 0,001) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tử vong trong thời gian nằm viện. Không có sự khác biệt khi so sánh khả năng tiên đoán tử vong của hai thang điểm qSOFA (AUROC = 0,651) và ∆ SOFA (AUROC = 0,741), p = 0,8.
Kết luận: Thang điểm qSOFA dễ thực hiện, có thể thu thập được ở tất cả bệnh nhân và khả năng tiên đoán tử vong của qSOFA không khác biệt so với tiêu chuẩn Sepsis-3. Do đó, có thể áp dụng tiêu chuẩn qSOFA ≥ 2 để làm thêm các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân xơ gan khi không có SOFA nền.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bunchorntavakul C, Chamroonkul N, Chavalitdhamrong D (2016). "Bacterial infections in cirrhosis: A critical review and practical guidance". World J Hepatol. Vol. 8 (6), pp. 307-21.
2. F Wong, M Bernardi, R Balk, B Christman, et al (2005). "Sepsis in cirrhosis: Report on the 7th meeting of The International Ascites Club". Gut. Vol. 54, pp. 718-25.
3. Moreau R, Hadengue A, Soupison T, et el (1992). "Septic shock in patients with cirrhosis: hemodynamic and metabolic characteristics and intensive care unit outcome". Crit Care Med. Vol., pp. 746-50.
4. Christopher WS, Vincent XL, Theodore JI, et el (2016). "Assessment of clinical criteria for sepsis fo the third international consensus definitions for sepsis and sepsis shock (Sepsis-3)". JAMA. Vol. 315 (8), pp. 762-74.
5. Pratik P. Pandharipande, Ayumi K. Shintani, Heather E. Hagerman (2009). "Derivation and validation of SpO2/FIO2 ratio to impute for Pao2/FIO2 ratio in the respiratory component of the Sequential Organ
Failure Assessment score". Crit Care Med Vol. 37 (4), pp. 1317-21.
6. Piano S, Bartoletti M, Tonon M, Baldassarre M, Chies G, Romano A, et al. (2018). "Assessment of Sepsis-3 criteria and quick SOFA in patients with cirrhosis and bacterial infections". Gut. Vol. 67 (10), pp. 1892-9.