MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM SOFA Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT NGƯỜI LỚN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trong giai đoạn sớm đóng vai trò quan trọng, giúp giảm tỷ lệ tử vong, rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị tiên lượng của thang điểm SOFA ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết người lớn.
Đối tượng và phương pháp: 110 bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới và Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 01/2021 - 9/2022. Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Về tiên lượng diễn biến nặng, SOFA_T0 > 4,5 cho độ nhạy 69,4% và độ đặc hiệu 76,2%; SOFA_T24 >3,5 cho độ nhạy 86,1% và độ đặc hiệu 71,4%; SOFA_T24_T0 > -0,1 cho độ nhạy 80,6 và độ đặc hiệu 52,4%. Về tiên lượng tử vong, SOFA_T0 > 2,5 cho độ nhạy 90,0% và độ đặc hiệu 45,6%; SOFA_
T24 >2,5 cho độ nhạy 90,0% và độ đặc hiệu 51,9%; SOFA_T24_T0 > -0,1 cho độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 46,8%. SOFA_T24 có giá trị tiên lượng nặng và tiên lượng tử vong tốt so với SOFA_T0, SOFA_T24_T0 và lactat_T0. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong là thời gian nằm viện, SOFA_T24 và nồng độ
creatinin máu với OR lần lượt là 0,874; 2,299 và 1,009.
Kết luận: SOFA_T24 có giá trị tiên lượng bệnh diễn biến nặng tốt với điểm cắt > 3,5; độ nhạy 86,1% và độ đặc hiệu 71,4%. SOFA_T24 có giá trị tiên lượng tử vong tốt với điểm cắt > 2,5; độ nhạy 90,0% và độ đặc hiệu 51,9%. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết là thời gian
nằm viện, SOFA_T24 và nồng độ creatinin máu với OR lần lượt là 0,874; 2,299 và 1,009.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn huyết, yếu tố tiên lượng, SOFA
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Văn Lịch, Trần Xuân Chương (2018), “Giá trị tiên lượng của thang điểm APACHEII, quick SOFA và SOFA ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, số 2 (22), tr.6-12.
3. Phan Kim Châu Mẫn, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Xuân Chương và cs (2022), “Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng và tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2018 - 2019”, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 4, tập 12, tháng 8/2022, tr.102-109.
4. Phạm Thị Ngọc Thảo (2011), “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng , giá trị tiên lượng của một số cytokin TNF-α, IL-6, IL-10 trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 56-58.
5. Lê Thị Xuân Thảo và cs (2018), “Mối liên quan giữa nồng độ lactat máu, procalcitonin, C-reactive protein (CRP) ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn huyết có sốc tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 22, Số 2, tr. 229-235.
6. Trần Thị Như Thúy, Nguyễn Trần Chính, Đinh Thế Trung và cs (2013), “Giá trị tiên lượng của procalcitonin và lactat máu trong nhiễm khuẩn huyết”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(1): 249-254.
7. Tôn Thanh Trà, Bùi Quốc Thắng (2014), “Đặc điểm bạch cầu, , C-reactive protein (CRP), procalcitonin, lactat máu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Cấp cứu”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1, tr. 279-283.
8. Castelli GP, Pognani C, Cita M, Stuani A, Sgarbi L, Paladini R. (2006), “Procalcitonin, C-reactive protein, white blood cells and SOFA score in ICU: diagnosis and monitoring of sepsis”. Minerva Anestesiol, 72(1-2), pp. 69-80.
9. Chebl R., Tamim H., Dagher G., Sadat M., Al-Enezi F., Arabi Y. (2019), Serum Lactate as an Independent Predictor of In-Hospital Mortality in Intensive Care Patients. J. Intensive Care Med.
10. Freund Y, Delerme S, Goulet H, et al (2012), Serum lactate and procalcitonin measurements in emergency room for the diagnosis and risk-stratification of patients with suspected infection. Biomarkers; 17(7): 590-596.
11. Jones AE et al. (2009). The Sequential Organ Failure Assessment score for predicting outcome in patients with severe sepsis and evidence of hypoperfusion at the time of emergency department presentation, Critical care medicine. 37 (5), pp. 1649.
12. Martin GS, Mannino DM et al (2003). “The epidemiology of sepsis in the United States from 1979
through 2000”. N Engl J Med, 348(16), pp.1546-1554.
13. Mervyn Singer, C. S. Deutschman, C. Seymour, et al. (2016), “The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis- 3)”. Journal of American Medical Association, 315(8), pp. 801- 810.
14. Lee JH, Seong-Ho Kim, Ji Hoon Jang, et al (2022), “Clinical usefulness of biomarkers for diagnosis and prediction of prognosis in sepsis and septic shock”, Medicine (Baltimore); 101(48): e31895.
15. Lee SG, Juhyun Song, Dae Won Park et al (2021), “Prognostic value of lactate levels and lactate clearance in sepsis and septic shock with initial hyperlactatemia”, Medicine (Baltimore); 100(7): e24835.
16. Shapiro NI et al. (2005), “Serum lactate as a predictor of mortality in emergency department patients with infection”, Ann Emerg Med, 45(5): 524-28.