NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B TIỀM ẨN TẠI TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Theo hội nghị đồng thuận Taormina (Ý, 2008 và 2018), nhiễm siêu vi viêm gan B tiềm ẩn (occult hepatitis B virus infection - OBI) là tình trạng hiện diện HBV DNA trong tế bào gan và/hoặc HBV DNA trong huyết thanh ở người có HBsAg âm tính bằng các xét nghiệm hiện đang sử dụng. OBI có thể
đưa đến viêm gan tái hoạt, xơ hóa gan và ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma - HCC) trên lâm sàng.
Mục tiêu: 1- Xác định tỷ lệ OBI tại điểm nghiên cứu. 2- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân OBI.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích trên mẫu nghiên cứu gồm 753 bệnh nhân có HBsAg âm tính và anti-HBc total dương tính được xét nghiệm HBV DNA bằng kỹ thuật phản ứng khuếch đại chuỗi (polymerase chain reaction - PCR). Kết quả: Tỷ lệ OBI tại điểm nghiên cứu là 6,4% (48/753 bệnh nhân). Tuổi trung bình OBI là 53 ± 12 tuổi, gặp chủ yếu ở nhóm tuổi ≥ 30, nam giới chiếm 47,9%, nữ giới chiếm 52,1%. Phần lớn không có triệu chứng lâm sàng (91,6%). Tỷ lệ AST/ALT (De Ritis) khác biệt không có ý nghĩa giữa nhóm < 1 và nhóm ≥ 1 (p = 0,386). Các tác động lâm sàng gặp trong nghiên cứu bao gồm mức độ xơ hóa gan ≥ F2 đánh giá theo chỉ số APRI chiếm 16,7% (8 bệnh nhân), viêm gan tái hoạt 8,4% (4 bệnh nhân) và HCC 2,1% (1 bệnh nhân).
Kết luận: Cần tầm soát OBI ở nhóm bệnh nhân có HBsAg âm tính trong một số tình huống có biểu hiện xơ hóa gan, viêm gan tái hoạt hoặc HCC trên lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm siêu vi viêm gan B tiềm ẩn, xơ hóa gan, viêm gan tái hoạt, ung thư biểu mô tế bào gan
Tài liệu tham khảo
2. Raimondo G., Locarnini S., Pollicino T. et al. (2019), “Update of the statements on biology and clinical impact of occult hepatitis B virus infection”, Journal of Hepatology, 71(2), pp. 397-408.
3. Kazemi-Shirazi L., Petermann D., Muller C. (2000), “Hepatitis B virus DNA in sera and liver tissue of HBsAg negative patients with chronic hepatitis C”, J. Hepatol., 33(5), pp. 785-790.
4. Carlo Saitta, Teresa Pollicino, Giovanni Raimondo (2022). “Occult Hepatitis B Virus Infection: An Update”, Viruses, 14(7):1504.
5. Yu Ri Im, Rukmini Jagdish, Damien Leith, et al (2022). Prevalence of occult hepatitis B virus infection in adults: a systematic review and meta-analysis. Lancet Gastroenterol Hepatol. 7(10):932-942.
6. Trần Ngọc Quế, Nguyễn Thị Thanh Dung (2024). Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử xác định tỷ lệ nhiễm HBV tiềm ẩn ở người hiến máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2021 - 2023. Tạp chí Y học Việt Nam, 538(2):304-308.
7. Nguyễn Thị Thúy Vân (2023). Cập nhật toàn cầu và khu vực về gánh nặng bệnh tật và khả năng tiếp cận dịch vụ chẩn đoán và điều trị HBV và HCV và ý nghĩa đối với Việt Nam. Tạp chí Gan mật Việt Nam, 54:16-18.
8. Ikeda K., Kobayashi M., Someya T., et al (2009). Occult hepatitis B virus infection increases hepatocellular carcinogenesis by eight times in patients with non-B, non-C liver cirrhosis: a cohort study. J Viral Hepat. 16:437-443