KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN GÂY BỆNH VÀ MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC BUÔN MA THUỘT TỪ THÁNG 3/2022 ĐẾN THÁNG 02/2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp và mức độ đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 964 bệnh án đủ tiêu chuẩn với 1038 chủng vi khuẩn được phân lập từ bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn có chỉ định định danh và kháng sinh đồ tự động trên máy Vitek 2 compact tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, từ tháng 3/2022 đến tháng 02/2024. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu.
Kết quả: Có 6 loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp, hai tác nhân thường gặp nhất là Escherichia coli và Staphylococcus aureus với tỷ lệ 30,9% và 30,1%. Staphylococcus aureus đề kháng cao với penicillin 97,7%, clindamycin 84,1%, erythromycin 84,5%, tetracyclin 69,7%, tỷ lệ MRSA(+) là 86,2%, MRSA(+) tỷ lệ đa
kháng cao hơn nhóm MRSA(-) (p < 0,001), còn nhạy vancomycin 100%, linezolid 99,6%. Escherichia coli đề kháng cao với ampicillin 92,3%, cephalosporin (61,5 - 79,2%), ciprofloxacin 84,1%, levofloxacin 94%, trimethoprim/sulfamethoxazole 70,9%, tỷ lệ ESBL(+) là 58,5%, Escherichia coli có ESBL(+) tỷ lệ đa kháng cao hơn nhóm ESBL(-) (p = 0,021), còn nhạy với nhóm carbapenem > 90%. Sự phù hợp của kháng sinh kinh nghiệm và kháng sinh đồ là 59,5%. Sử dụng kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp làm gia tăng thời gian điều trị có ý nghĩa thống kê (p = 0,026).
Kết luận: Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Escherichia coli, Staphylococcus aureus. Mức độ đa kháng kháng sinh cao. Kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp làm gia tăng thời gian điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn, vi khuẩn, kháng kháng sinh, , phù hợp kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Văn Bình và Trần Đỗ Hùng, Tạp chí Y học Việt Nam (2023), "Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh và các yếu tố liên quan của Staphylococcus aureus được phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2022-2023". 527(1B).
3. Trần Ngọc Hải và các cộng sự. (2023), "Thực trạng nhiễm khuẩn và mức độ kháng kháng sinh trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện 199 - Bộ Công an". 532(1B)
4. Sameer Kadri, Critical care medicine (2020), "Key takeaways from the US CDC’s 2019 antibiotic resistance threats report for frontline providers". 48(7), tr. 939-945.
5. Hà Nguyễn Y Khuê và các cộng sự. (2023), "Đề kháng kháng sinh và điều trị nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus và Enterococci tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022".
6. A-P Magiorakos và các cộng sự. (2012), "Multidrug-resistant, extensively drug-resistant and pandrugresistant bacteria: an international expert proposal for interim standard definitions for acquired resistance".18(3), tr. 268-281.
7. Christopher JL Murray và các cộng sự. (2022), "Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis". 399(10325), tr. 629-655.
8. Hồng Thị Khánh Ngân và Phạm Thị Bích Phượng, Tạp chí Y học Việt Nam (2023), "Tần suất vi khuẩn sinh men β-lactamase phổ rộng và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại Bệnh viện Bình Dân". 528(2).
9. World Health Organization (2022), Global antimicrobial resistance and use surveillance system (GLASS) report 2022, World Health Organization.
10. Bộ Y Tế (2017), Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, chủ biên, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
11. Vũ Bảo Trang và các cộng sự. (2023), "Tình hình đề kháng và sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae tại Bệnh viện Thống Nhất". 522(1).