ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG BIẾN CHỨNG NẶNG

Nguyễn Minh Tiến1,, Nguyễn Hữu Nhân1, Lê Vũ Phượng Thy1, Nguyễn Thị Gia Hạnh1, Phan Thanh Hồng1, Nguyễn Phước Hữu1
1 Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các can thiệp điều trị ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng có biến chứng nặng nhập Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố trong thời gian từ tháng 5/2023 đến tháng 9/2023.
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.
Kết quả và kết luận: 148 trường hợp bệnh tay chân miệng biến chứng nặng, độ 3 (74,3%), độ 4 (25,7%), tuổi trung bình là 22,4 tháng tuổi, đa số dưới 3 tuổi (90,5%) Biến chứng suy hô hấp cần giúp thở thông khí cơ học (70,3%), biến chứng tuần hoàn sốc (14,2%), cao huyết áp (35,1%). Điều trị bao gồm thở máy sớm (70,3%), hồi sức sốc theo lưu đồ, lọc máu liên tục. Thời gian điều trị trung bình tại khoa Hồi sức là 6,3 ngày, có 2 (1,4%) trường hợp tử vong trong bệnh cảnh sốc kéo dài, suy hô hấp, hôn mê.
Khuyến nghị: Cần trang bị cho các bệnh viện tỉnh các phương tiện hồi sức hiện đại về hô hấp, tuần hoàn, cũng như chuyển giao các kỹ thuật nâng cao, cần thiết như thở máy, đo huyết áp xâm lấn, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung ương,.. để cứu sống nhiều hơn nữa các trường hợp bệnh tay chân miệng biến chứng nặng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng, 19/07/2012, tr.1-3.
2. K. Makonkawkeyoon, T. Sudjaritruk, V. Sirisanthana, Fulminant enterovirus 71 infection: case report, Annals of Tropical Paediatrics (2010) 30, 245-248.
3. Lin TY, Chang LY, Huang YC, Hsu KH,Chiu CH, Yang KD. Different proinflammatory reactions in fatal and non-fatal enterovirus 71 infections: implications for early recognition and therapy. Acta. Paediatr. 91, 632-635 (2002).
4. Lin TY, Hsia SH, Huang YC, Wu CT, Chang LY. Proinflammatory cytokine reactions in enterovirus 71 infections of the central nervous system. Clin. Infect. Dis.36, 269-274 (2003).
5. Mong How Ooi, See Chang Wong, Penny Lewthwaite, Mary Jane Cardosa, Tom Solomon, Clinical features, diagnosis, and management of enterovirus 71, The Lancet, Vol 9 November 1097-1102 (2010).
6. Shih-Min Wang, Ching-Chuan Liu. Enterovirus 71: epidemiology, pathogenesis and management, Expert Rev. Anti-infect. Ther. 7(6), 735-742 (2009).
7. Wang SM, Lei HY, Huang KJ et al. Pathogenesis of enterovirus 71 brainstem encephalitis in pediatric patients: the roles of cytokines and cellular immune activation in patients with pulmonary edema. J. Infect. Dis. 188, 564-570 (2003).
8. Wang SM, Lei HY, Yu CK et al. Acute chemokine response in the blood and cerebrospinal fluid of children with enterovirus 71-associated brainstem encephalitis. J. Infect. Dis. 198, 1002-1006 (2008).
9. Wang SM, Lei HY, Huang MC et al. Modulation of cytokine production by intravenous immunoglobulin in patients with enterovirus 71-associated brainstem encephalitis. J. Clin. Virol. 37, 47-52 (2006).
10. Wang SM, Lei HY, Huang MC et al. Therapeutic efficacy of milrinone in the management of enterovirus 71-induced pulmonary edema. Pediatr. Pulmonol. 39, 219-223 (2005).