ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TAY CHÂN MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sau đại dịch COVID-19, một vài nhà lâm sàng đã ghi nhận một số thay đổi trong tần suất mắc, biểu hiện lâm sàng và biến chứng của bệnh tay chân miệng (TCM). Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm của bệnh nhi mắc mắc TCM sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi TCM trong năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả các trường hợp TCM nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2023.
Kết quả: 83,6% bệnh nhi mắc TCM độ 2A, 13,2% độ 1, 3% độ 2B, 0,2% độ 4. Trong quá trình điều trị, 52,4% ca chuyển từ độ 1 lên độ 2A, 38,1% ca chuyển từ độ 2A lên độ 2B, 4,8% ca chuyển từ độ 2A lên độ 4, 4,8% ca chuyển từ độ 2B lên độ 4. Độ tuổi thường mắc bệnh là dưới 60 tháng tuổi (97,1%). 2,9% bệnh nhi trên 60 tháng tuổi, tỷ lệ bệnh nhi nặng cao hơn nhóm không nặng trong nhóm tuổi này (p = 0,029). Lý do nhập viện thường gặp nhất là sốt (74,6%). Biến chứng thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (98,5%), xuất hiện nhiều nhất trong 3 ngày đầu của bệnh với triệu chứng thường gặp nhất là giật mình (95,8%) và thất điều (10,4%). 14,5% bệnh nhi có tình trạng thừa cân - béo phì. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nặng (33,3%) so với nhóm không nặng (13,5%). Có 15,7% bệnh nhân có tiểu cầu trên 400 K/µL, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Kết luận: Lý do nhập viện phổ biến nhất là sốt 91%. Biến chứng thần kinh chiếm tỷ lệ rất cao 98,5%, Trẻ mắc bệnh trên 60 tháng có mức độ bệnh thường nặng. Trẻ thừa cân - béo phì có nguy cơ mắc bệnh nặng
hơn. Tiểu cầu trên 400 K/uL ở nhóm bệnh nặng cao hơn so với nhóm không nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tay chân miệng, COVID-19, lâm sàng, cận lâm sàng, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Báo Sức khoẻ và Đời sống (2023). Đã ghi nhận hơn 100.000 ca tay chân miệng, cần chú ý dấu hiệu bệnh trở nặng. https://suckhoedoisong.vn/da-ghi-nhan-hon-100000-ca-tay-chan-mieng-can-chu-y-dau-hieubenh-tro-nang-16923101815004596.htm.
3. Báo Sức khỏe và Đời sống (2023). Hơn 86.000 ca mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong. https://suckhoedoisong.vn/hon-86000-ca-mac-tay-chan-mieng-21-truong-hop-tu-vong-169230930081100601.htm.
4. Nguyễn Kim Thư (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên virus gây bệnh tay chân miệng tại Việt Nam. Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Đắc Thăng (2022). Đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2019. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, 03(39):74-79.
6. Đỗ Quang Thành (2020) Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em. Luận án tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Đỗ Thị Thanh Toàn, Đặng Thị Hương (2020). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ca bệnh tay chân miệng vào Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Nam năm 2017 - 2018. Viện Đào tạo YHDP&YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Hoang MTV, Nguyen TA, Tran TT, et al (2019). Clinical and aetiological study of hand, foot and mouth disease in southern Vietnam, 2013-2015: Inpatients and outpatients. International Journal of Infectious Disease, 80:1-9.