ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải gọi tắt là AIDS do HIV gây ra, làm suy giảm miễn dịch ở nguời đã trở thành đại dịch toàn cầu. Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng HIV (ARV) là phương pháp
điều trị hiệu quả duy nhất để kiểm soát lượng virus trong cơ thể người bệnh. Người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu được điều trị ARV ngoại trú và phải điều trị suốt đời để duy trì, cải thiện sức khỏe của họ.
Mục tiêu: 1. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Đà Nẵng năm 2022; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của đối tượng
nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích, hồi cứu hồ sơ bệnh án trên 260 bệnh nhân đang điều trị ARV tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng
5/2023.
Kết quả và kết luận: 82,3% là nam giới; độ tuổi trung bình 34,6 ± 10,4; Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV được đánh giá theo Bộ công cụ đánh giá đa chiều (USAID) với 03 mức độ: cao là 44,2%, trung bình là 38,2%,
thấp là 17,7%. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị: Trình độ học vấn (OR = 1,5; KTC 95%: 0,8 - 2,7); Tác dụng phụ của thuốc (OR = 7; KTC 95%: 2,8 - 17,5); Tình trạng sử dụng rượu bia (OR = 2,6; KTC 95%: 1,2 - 4,1); Thời gian điều trị (OR = 2,0; KTC 95%: 1,2 - 3,5); Khó khăn khi uống thuốc (OR = 2,2; KTC 95%: 1,2 - 4,1).
Khuyến nghị: Cần chú trọng công tác tư vấn cho bệnh nhân về tác dụng phụ của thuốc, sử dụng rượu bia, sử dụng các biện pháp nhắc để uống thuốc: Dùng điện thoại, đồng hồ báo thức hay người hỗ trợ nhắc
nhở. Có kế hoạch mang đủ thuốc theo khi đi làm xa và sự hỗ trợ điều trị từ người nhà, bạn bè và nhóm đồng đẳng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, HIV/AIDS, ARV, tuân thủ điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Lê Tấn Đạt, Phạm Thị Vân Phương (2022), Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Khoa Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 26 (2 ).
3. Đào Đức Giang (2019), Thực trạng tuân thủ điều trị ARV, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp tại một số phòng khám ngoại trú tại Hà Nội, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
4. Phan Thị Thu Hương (2017). Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân AIDS đang được điều trị tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương, năm 2016, Tạp chí Y học dự phòng. 27 (3), tr.
5. Nguyễn Thanh Long (2013). Đánh giá tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú tỉnh Ninh Bình năm 2012. Tạp chí Y học Dự phòng, 2, tr. 47-53.
6. Hoàng Thị Mơ (2018), Đánh giá sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân điều trị ARV tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình năm 2018, Luận văn Cao học Y tế công cộng, Trường Đại học Y - Dược Huế.
7. Võ Thị Năm (2010). Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Thành phố Cần Thơ năm 2009. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 14 (1).
8. Nguyễn Thị Huyền Trang, Sa Phương Băng, Sa Trọng Kiên và cộng sự (2020). Tuân thủ điều trị ARV ở người nhiễm HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học dự phòng, 30, (08), tr. 109-115.
9. Nguyễn Thị Mỹ Tiên (2016), Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế dự phòng quận 6, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (5), tr. 133-138.
10. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Đà Nẵng (2023). Báo cáo số 1207/TTKSBT-HIV về Kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Đà Nẵng.
11. Abadiga M, Hasen T, Mosisa G, Abdisa E (2020). Adherence to antiretroviral therapy and Associated factors among Human immunodeficiency virus positive patients accessing treatment at Nekemte referral hospital, west Ethiopia, 2019. PloS ONE, 15(5): e0232703.
12. Gavin Steel, Jude Nwokike, Mohan P. Joshi. Development of a Multi-Method Tool to Measure ART Adherence in Resource-Constrained Settings: The South Africa Experience. 2007. Rational Pharmaceutical Management Plus Program Center for Pharmaceutical Management Sciences for Health.
13. O.M. Minzi, H. Irunde, & C. Moshiro (2009), "HIV patients presenting common adverse drug events caused by highly active antiretroviral therapy in Tanzania", Tanzan J Health Res. 11(1), pp. 5-10.
14. TRAN, Bach Xuan et al (2013). Determinants of antiretroviral treatment adherence among HIV/ AIDS patients: a multisite study. Global Health Action, [S.l.], 6, pp.1654-9880.
15. UNAIDS (2021), Fact sheet - World AIDS day 2021, UNAIDS 2021 estimates and additional data are available at aidsinfo.unaids.org.
16. WHO (2013), Consolidated Guidelines on the Use of Antiretroviral Drugs for Treating and Preventing HIV infection, Geneva.