ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA BẰNG KỸ THUẬT THẮT VÒNG CAO SU TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Quốc Việt1,, Nguyễn Thị Thảo1, Hà Văn Kim1, Trần Thanh Hà1
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xơ gan là một bệnh lý mạn tính thường gặp do nhiều nguyên nhân. Thắt giãn tĩnh mạch bằng vòng cao su là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do tăng
áp lực tĩnh mạch cửa (ALTMC). Từ tháng 7/2023 - 7/2024, chúng tôi đã thắt tĩnh mạch thực quản (TMTQ) và tĩnh mạch phình vị cho 90 bệnh nhân xơ gan.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân XHTH do tăng ALTMC bằng phương pháp nội soi thắt vòng cao su.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 90 bệnh nhân điều trị thắt búi giãn tĩnh mạch bằng vòng cao su, mô tả, nghiên cứu hồi cứu.
Kết quả: Nam giới chiếm nhiều hơn nữ giới (7/1); Nhiễm virus viêm gan B và lạm dụng rượu (82%) là hai yếu tố nguy cơ hay gặp ở bệnh nhân xơ gan. Số bệnh nhân xơ gan giai đoạn Child B + Child C chiếm 67,8%; Vị trí thắt tĩnh mạch thực quản chiếm số lượng lớn hơn (93,3%). Tỷ lệ cầm máu thành công đạt 95,6%. Đau ngực (18,9%) là biến chứng hay gặp sau thắt TMTQ.


Kết luận: Thắt TMTQ bằng vòng cao su qua nội soi là phương pháp điều trị có hiệu quả, ít biến chứng, vì vậy cần tiến hành thực hiện khi có chỉ định giúp nâng cao hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Tuấn (2005). “Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản xuất huyết bằng phương pháp thắt búi giãn kết hợp chích xơ qua nội soi”. Luận án Tiến sĩ Y học - Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Vũ Văn Khiên, Bùi Văn Lạc (2002). “Kết quả điều trị thắt tĩnh mạch thực quản cho 20 bệnh nhân”, Y học thực hành, 9, tr. 22-24.
3. Nguyễn Mạnh Hùng, Vũ Văn Khiên, Nguyễn Tiến Thịnh và cộng sự (2011). “Đánh giá kết quả 7 năm thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản”, Y học thực hành, 768 (6), tr. 21-24.
4. Vũ Văn Khiên, Vũ Trường Khanh và cộng sự (2012). “Hiệu quả cầm máu và làm mất búi giãn ở bệnh nhân xơ gan có chảy máu tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản”. Tạp chí Gan Mật Việt Nam, 20, tr.40-46.
5. Trần Phạm Chí (2014). “Nghiên cứu hiệu quản thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp Propranolol trong dự phòng xuất huyết tái phát và tác động lên bệnh dạ dày tăng áp do xơ gan”. Luận án Tiến sĩ Y học - Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
6. Lâm Đức Trí (2015). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phương pháp thắt dự phòng thứ phát xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản ở người bệnh xơ gan bằng thắt vòng
cao su kết hợp với Propranolol”. Luận văn chuyên khoa cấp 2 - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Đồng Đức Hoàng (2018). “Tình trạng xơ hóa thực quản qua nội soi ở người bệnh xơ gan sau điều trị bằng
thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản”. Tạp chí Y học Việt Nam, 473(1,2): 125-129.
8. AASLD practice guidelines (2007). “Prevention and management of gastroesophageal varices and
variceal hemorrhage in cirrhosis”, Hepatology, 46 (3), pp. 922-938.
9. Ahmad I., Khan A.A, et al (2009). “Prppranolol, Isosorbide mononitrate and endoscopic band ligation
- alone or in varying combinations for the prevention of esophageal variceal rebleeding”, Journal of
college of physicians and surgeons Pakistan, 19(5), pp. 283-286.
10. Altintas E., Sezgin O., et al (2004). “Esophageal variceal ligation for acute variceal bleeding: Results of
three years’ follow-up”, Turk J Gastroenterol, 15 (1), pp. 27-33.
11. Khalifa A, Rockey DC. Lower Gastrointestinal Bleeding in Patients With Cirrhosis-Etiology and
Outcomes. The American juornal of the medical sciences, 359(4). Pp 206-211, 2020.
12. Petrisor A, Stanescu AMA, Papacocea IR et al., Non-invasive laboratory, imaging and elastography
makers in predicting varices with high risk of bleeding in cirrhotic patients. Romanian journal of internal
medicine = Revue ruomaine de medecine interne, 59(2), pp 194-200, 2021.