ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY MẠN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân viêm tụy mạn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 34 bệnh nhân viêm tụy mạn vào điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 1/2021 - 12/2024.
Kết quả: Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (nam/nữ = 3,3/1), tuổi trung bình 46,95 ± 14,4 tuổi (từ 16 - 87 tuổi). Yếu tố nguy cơ gây viêm tụy mạn: Lạm dụng rượu (67,6%), hút thuốc lá (47,1%), viêm tụy cấp (44,1%), sỏi đường mật (14,7%). Biểu hiện lâm sàng hay gặp: Đau bụng (70,6%), bụng trướng (47,1%). Các triệu chứng ít gặp hơn là: Mệt mỏi, chán ăn (26,5%), đại tiện phân lỏng, có váng mỡ (23,5%), gan to (29,4%), lách to (20,6%), gõ đục vùng thấp (17,6%), điểm sườn lưng ấn đau (14,7%), buồn nôn/nôn (17,6%), vàng da, vàng mắt (8,8 sút cân (5,9%). Xét nghiệm: amylase máu tăng (29,4%), trung bình 158,2 ± 131,7 UI/L, lipase máu tăng (24,1%), trung bình 65,8 ± 16,1 U/L. Trên siêu âm, tụy teo nhỏ toàn bộ
(35,3%) hoặc từng phần (26,5%), vôi hóa nhu mô tụy (76,5%), dải tăng âm (73,5%), nốt tăng âm (73,5%), tổn thương dạng tổ ong (23,5%), nang tụy (26,5%), giãn ống tụy chính (61,8%), tăng âm thành ống tụy chính (55,9%), thành ống tụy chính không đều (35,3%), sỏi ống tụy chính (41,2%). CLVT phát hiện sỏi ống
tụy, giãn ống tụy cao hơn siêu âm. Kết quả: 91,2% bệnh nhân được điều trị khỏi, chỉ có 3 bệnh nhân nặng xin về (8,8%). Thời gian nằm viện trung bình là 19,8 ± 14,3 ngày (8 ÷ 82). 23,5% bệnh nhân viêm tụy mạn có biến chứng: Nang tụy (20,6%), áp xe tụy (2,9%), chảy máu ổ bụng (2,9%).
Kết luận: Viêm tụy mạn có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với triệu chứng nổi bật là đau bụng vùng thượng vị, bụng chướng, đại tiện phân lỏng có váng mỡ, mệt mỏi, gầy sút cân. Trên siêu âm, có hình ảnh xơ teo toàn bộ hoặc từng phần, sỏi ống tụy, giãn ống tụy, tổn thương dạng tổ ong. Đa số bệnh nhân được điều trị
khỏi, một số diễn biến nặng có biến chứng nang tụy, áp xe tụy, chảy máu ổ bụng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tụy mạn, xơ teo tụy, sỏi ống tụy
Tài liệu tham khảo
2. Kleeff. J. Whitcomb. DC, Shimosegawa. T et al. (2017), “Chronic pancreatitis”, Nature Reviews Disease Primers, 3(17060), pp. 1-18.
3. Yamabe A, Irisawa A, Shibukawa G, Sato A, Fujisawa M (2017), “Early diagnosis of chronic pancreatitis: understanding the factors associated with the development of chronic pancreatitis”, Fukushima Journal
of Medical Science, 63(1), pp.1-7.
4. Sheel ARG, Baron RD, Saratitis L, Ramesh J et al (2018), “The diagnostic value of Rosemont and
Japanese diagnostic criteria for indeterminate, suggestive, possible and early chronic pancreatitis, Pancreatology, 18(7), pp.774-784.
5. Catalano MF, Sahai A, Levy M, et al (2009). “EUS-based criteria for the diagnosis of chronic pancreatitis: The Rosemont classification”, Gastrointestinal Endoscopy, 69(7), pp.1251-1261.
6. Lê Thanh Toàn (2010), "Vai trò siêu âm trong chẩn đoán viêm tụy mạn", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2), tr.650-653.
7. Vĩnh khánh (2021), Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong chẩn đoán viêm tụy mạn. Luận án tiến sĩ y học.
8. Lê Văn Cường (2010), "Các biến chứng sau phẫu thuật điều trị viêm tụy mạn" Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr.340-347.
9. Wong T.S, Liao K.F, Lin C.M et al (2016), “Chronic Pancreatitis Correlates With Increased Risk of Cerebrovascular Disease A Retrospective Population-Based Cohort Study in Taiwan”, Medicine journal, 95(15), e3266.
10. Nguyễn Anh Tuấn (2010). "Kết quả điều trị viêm tụy mạn bằng phẫu thuật nối tụy - ruột đơn thuần theo Partinton - Rochelle", Tạp chí Y học lâm sàng, (56), tr.51-56.
11. Aune D, Mahamat-Saleh Y, Norat T, Riboli E (2020), “Tobacco smoking and the risk of pancreatitis: A systematic review and metaanalysis of prospective studies”, Pancreatology, 19(8), pp.1009-1022.
12. Dufour MC, Adamson MD (2003), “The epidemiology of alcoholinduced pancreatitis”, Pancreas, 27(4), pp.286-290.
13. Kume K, Masamune A, Ariga H, Shimosegawa T (2015), “Alcohol Consumption and the Risk for Developing Pancreatitis: A Case-Control Study in Japan, Pancreas, 44(1), pp.53-58.
14. Andriulli A, Botteri E, Almasio PL, et al (2010), “Smoking as a cofactor for causation of chronic pancreatitis: A meta-analysis”, Journal of neuroendocrine tumor and pancreatic diseades and sciences, 39(8), pp.1205-1210.
15. Trần Văn Huy, Phan Trung Nam, Vĩnh khánh (2018), Nghiên cứu áp dụng siêu âm nội soi trong chẩn đoán viêm tụy mạn. Tạp chí Y Dược học Huế. Tập 8 (02); trang 20 - 22.
16.Hao L, Wang L-S, Liu Y, Wang T, Guo HL, Pan J, et al. (2018), “The different course of alcoholic and idiopathic chronic pancreatitis: A longterm study of 2,037 patients”. PLoS ONE 13 (6): e0198365.
17. Singh VK, Yadav D, Garg PK (2019), “Diagnosis and Management of Chronic Pancreatitis: A Review”, JAMA, 322(24), pp.2422-2434.
18. Phạm Quang Nghĩa (2024), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân viêm tụy cấp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Khóa luận tốt nghiệm bác sĩ đa khoa Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia.
19. Gudipaty L. Rickels M. R (2015). Pancreatogenic (Type 3c) Diabetes. Pancreapedia: Exocrine Pancreas Knowledge Base, DOI:10. 3998/ panc.2015.35.
20. Ramsey ML, Conwell DL, Hart PA (2017), “Complications of Chronic Pancreatitis”, Digestive Diseases and Sciences, 62(7), pp.1745-1750.