TỶ LỆ NHIỄM VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG THUỐC CỦA CANDIDA SPP. XÂM LẤN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 6/2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ nhiễm Candida spp. xâm lấn và mức độ kháng thuốc của các chủng vi nấm phân lập được ở bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 1 đến tháng 6/2024.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên phân tích 270 hồ sơ bệnh án bệnh nhân nội trú có kết quả cấy nấm Candida spp. xâm lấn dương tính. Chủng nấm được phân lập và xác định độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm bằng hệ thống Vitek 2 Compact.
Kết quả: Trong 342 mẫu bệnh phẩm phân lập được, C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%), tiếp theo là C. tropicalis (30,1%), C. glabrata (10,8%) và C. parapsilosis (4,1%). Mức độ kháng thuốc của vi nấm cho thấy nhóm thuốc echinocandin và amphotericin B vẫn duy trì hiệu quả điều trị cao. Trong khi đó, nhóm thuốc azol có tỷ lệ vi nấm đề kháng cao, đặc biệt là C. tropicalis (27,3%) và C. parapsilosis (42,9%).
Kết luận: C. albicans và C. tropicalis là hai loài phổ biến nhất. Nhóm thuốc echinocandin và amphotericin B vẫn là lựa chọn điều trị hiệu quả, trong khi nhóm thuốc azol cần thận trọng khi sử dụng. Cần sàng lọc sớm bệnh nhân nguy cơ cao để phát hiện và điều trị kịp thời. Đánh giá tỷ lệ nhiễm Candida spp. xâm lấn và mức độ kháng thuốc của các chủng vi nấm phân lập được ở bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 1 đến tháng 6/2024.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên phân tích 270 hồ sơ bệnh án bệnh nhân nội trú có kết quả cấy nấm Candida spp. xâm lấn dương tính. Chủng nấm được phân lập và xác định độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm bằng hệ thống Vitek 2 Compact.
Kết quả: Trong 342 mẫu bệnh phẩm phân lập được, C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%), tiếp theo là C. tropicalis (30,1%), C. glabrata (10,8%) và C.parapsilosis (4,1%). Mức độ kháng thuốc của vi nấm cho thấy nhóm thuốc echinocandin và amphotericin B vẫn duy trì hiệu quả điều trị cao. Trong khi đó, nhóm thuốc azol có tỷ lệ vi nấm đề kháng cao, đặc biệt là C. tropicalis (27,3%) và C. parapsilosis (42,9%).
Kết luận: C. albicans và C. tropicalis là hai loài phổ biến nhất. Nhóm thuốc echinocandin và amphotericin B vẫn là lựa chọn điều trị hiệu quả, trong khi nhóm thuốc azol cần thận trọng khi sử dụng. Cần sàng lọc sớm bệnh nhân nguy cơ cao để phát hiện và điều trị kịp thời.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Candida spp.,, nhiễm nấm xâm lấn, kháng thuốc kháng nấm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Tài liệu tham khảo
2. Gonzalez-Lara MF, Ostrosky-Zeichner L. Invasive Candidiasis. Semin Respir Crit Care Med. Tháng Hai 2020;41(1):3-12.
3. Kett DH, Azoulay E, Echeverria PM, Vincent JL, Investigators for the EP of I in the IS (EPIC IG of.
Candida bloodstream infections in intensive care units: Analysis of the extended prevalence of infection in intensive care unit study*. Critical Care Medicine. Tháng Tư 2011;39(4):665.
4. Bộ Y tế. Quyết định số 3429/QĐ-BYT - 14/07/2021 Ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn”. 2021.
5. Beardsley J, Denning DW, Chau NV, Yen NTB, Crump JA, Day JN. Estimating the burden of fungal disease in Vietnam. Mycoses. Tháng Mười 2015;58(Suppl Suppl 5):101-6.
6. Nguyễn Võ Trường Biên. Khảo sát tình hình nhiễm nấm xâm lấn và sử dụng thuốc kháng nấm trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2021;4-CD1:130-8.
7. Dimopoulos G, Antonopoulou A, Armaganidis A, Vincent Jean Louis. How to select an antifungal agent in critically ill patients. Journal of Critical Care. 1 Tháng Mười 2013;28(5):717-27.
8. Ngô Thị Mai Khanh. Tình hình kháng thuốc của một số chủng nấm Candida phân lập tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (1/2017-12/2018). Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;522 số 1 (2023):196-202.
9. Klingspor L, Tortorano AM, Peman J, Willinger B, Hamal P, Sendid B, và c.s. Invasive Candida infections in surgical patients in intensive care units: A prospective, multicentre survey initiated by the European Confederation of Medical Mycology (ECMM) (2006-2008). Clinical Microbiology and Infection. 1 Tháng Giêng 2015;21(1):87.e1-87.e10.
10. Tan TY, Hsu LY, Alejandria MM, Chaiwarith R, Chinniah T, Chayakulkeeree M, và c.s. Antifungal susceptibility of invasive Candida bloodstream isolates from the Asia-Pacific region. Med Myco. 1 Tháng Bảy 2016;54(5):471-7.
11. Chakrabarti A, Sood P, Rudramurthy SM, Chen S, Kaur H, Capoor M, và c.s. Incidence, characteristics and outcome of ICU-acquired candidemia in India. Intensive Care Med. 1 Tháng Hai 2015;41(2):285-95.
12. Morii D, Seki M, Binongo JN, Ban R, Kobayashi A, Sata M, và c.s. Distribution of Candida spp.ecies isolated from blood cultures in hospitals in Osaka, Japan. Journal of Infection and Chemotherapy. 1 Tháng Chín 2014;20(9):558-62.
13. Kwon YJ, Won EJ, Jeong SH, Shin KS, Shin JH, Kim YR, và c.s. Dynamics and Predictors of Mortality Due to Candidemia Caused by Different Candida spp.ecies: Comparison of Intensive Care UnitAssociated Candidemia (ICUAC) and Non-ICUAC. J Fungi (Basel). 24 Tháng Bảy 2021;7(8):597.
14. Kucukates E, Gultekin NN, Alisan Z, Hondur N, Ozturk R. Identification of Candida spp.ecies and susceptibility testing with Sensititre YeastOne microdilution panel to 9 antifungal agents. Saudi Med J. Tháng Bảy 2016;37(7):750-7.
15. Nguyễn Nhị Hà. Tinh hình nhiễm nấm xâm nhập và mức độ đề kháng thuốc kháng nấm của các chủng nấm phân lập được tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2013 đến năm 2017 [Luận văn thạc sĩ y học]. [Hà Nội]: Đại học Y Hà Nội; 2017.